Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 62 - 65)

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

2.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản

Sở Công thương tỉnh Cao Bằng chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản theo Quyết định số 48/2019/QĐ-UBND tỉnh Cao Bằng ngày 18/11/2019 Ban hành quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND tỉnh Cao Bằng ngày 19/8/2019 Ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Theo đó, hoạt động kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xuất khẩu nông sản trên cơ sở phối hợp trong công tác QLNN của các Sở, Ban, Ngành theo nguyên tắc sau:

Một là, Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đã được pháp luật quy định và yêu cầu, nội dung công tác quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh theo từng thời điểm.

Hai là, Việc phối hợp thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi để các thương nhân, doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật, không gây phiền hà, sách nhiễu đối với các

tổ chức, cá nhân.

Ba là, Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan có trách nhiệm chủ động phối hợp hoạt động với cơ quan liên quan để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Bốn là, Việc tổ chức phối hợp lực lượng thanh tra, kiểm tra và xử lý theo từng vụ việc căn cứ vào nguồn thông tin và công tác thanh tra, kiểm tra của từng cơ quan và phải do người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, kiểm tra yêu cầu bằng văn bản.

Qua đó, công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa được tăng cường, đảm bảo thường xuyên, chặt chẽ không để xảy ra tình trạng lợi dụng thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; công tác phối hợp trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng trên địa bàn luôn được chú trọng.

Bảng 2.4: Kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản giai đoạn 2016-2019

STT Nội dung kiểm tra,

giám sát Hình thức Biện pháp Số lượt Tổng số đơn vị Vi phạm

1 Kiểm tra VSATTP

Kiểm tra trực tiếp các cơ sở chế biến, gia công đóng gói sản phẩm Lấy mẫu ngẫu nhiên 7 28 6 vụ

2 Kiểm tra điều kiện kinh doanh kho bãi

Kiểm tra các doanh nghiệp đầu tư kho bãi

Kiểm tra

toàn bộ 4 20 3 vụ

3 Truy xuất nguồn gốc

Kiểm tra chứng nhận, xuất sứ hàng hóa Lấy mẫu ngẫu nhiên 3 14 1 vụ

Thực hiện theo ủy quyền của Bộ Công thương việc kiểm tra kho, bãi hoặc xác minh các giấy tờ liên quan đến điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ. Qua công tác kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện kinh doanh kho, bãi của các doanh nghiệp. Giai đoạn 2016-2019 Sở Công thương đã phối hợp với Ban quản lý khu kinh tế, Cục Hải Quan, Sở Nông nghiệp... và các cơ quan liên quan đã tiến hành 04 lượt kiểm tra trên tổng số 20 doanh nghiệp kinh doanh kho bãi. Kịp thời phát hiện 03 vụ vi phạm về điều kiện kinh doanh kho bãi để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công thương có phương án xử lý.

Đối với vấn đề VSATTP, qua đợt kiểm tra, giám sát vào tháng 3/2019, tỷ lệ mẫu nông sản giám sát không đạt an toàn thực phẩm còn ở mức cao; tỷ lệ mẫu rau có tồn dư vượt giới hạn cho phép tương ứng là 4,23%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản không đủ điều kiện là 16,8%.

Tình trạng gian lận thương mại, lập lờ xuất xứ sản phẩm của không ít doanh nghiệp không chỉ làm suy yếu năng lực cạnh tranh của chính các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng các nguyên tắc vận hành của nền kinh tế. Trong bối cảnh khách hàng ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, việc truy xuất nguồn gốc là điều kiện tiên quyết nhằm khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo, đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện 01 vụ gian lận xuất xứ của nước thứ ba qua Việt Nam và xuất khẩu qua nước khác. Dùng chiêu thức trá hình như công khai đăng ký tại Cao Bằng để nhập khẩu hàng hóa về Cao Bằng “gia công, sản xuất” nhưng thực chất chỉ thay đổi chút ít về nhãn mác, ghi thêm “Made in Việt Nam” rồi lấy C/O (giấy chứng nhận xuất xứ) Việt Nam để xuất khẩu – tái xuất nhằm hưởng thuế thấp ưu đãi cho Việt Nam tại nước nhập khẩu. Sở Công thương đã đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và có biện pháp xử lý đối với trường hợp gian lận trên.

Hoạt động xuất khẩu nông sản diễn ra an toàn theo đúng quy định của pháp luật, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, qua hoạt

động kiểm tra, giám sát đã phát hiện ra nhiều sai phạm gây ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với XKNS như:

Một là, các hoạt động sản xuất và XKNS vi phạm các quy định của cơ quan QLNN như về công tác VSATTP, điều kiện kinh doanh kho bãi…

Hai là, trong khâu thực hiện các chính sách XKNS, nhiều sai phạm đã được phát hiện: hỗ trợ tín dụng XKNS không đúng đối tượng chính sách hoặc hỗ trợ vượt quá mức quy định. Theo quy định, chủ đầu tư phải là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập, nhưng thực tế nhiều hộ cá thể cũng được vay.

Ba là, nhiều văn bản pháp lý được cơ quan quản lý ban hành không rõ ràng, làm cho các doanh nghiệp khó thực hiện. Gần đây, các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện về VSATTP còn thiếu và không rõ ràng. Theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNN-BCT thì chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm”. Tuy nhiên, theo Điều 11, Nghị định 178/2013/NĐ-CP lại quy định xử phạt “vi phạm quy định về tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm”. Thông Tư Liên tịch 34/2014 ban hành về việc ghi nhãn hàng hóa bao gói sẵn, trong phạm vi áp dụng đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn nhưng lại không giải thích thực phẩm đã qua chế biến là những loại, nhóm thực phẩm nào trong khi Luật ATVSTP không có định nghĩa thực phẩm chế biến bao gói sẵn.

Bốn là, quy định về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu Cao Bằng theo Nghị quyết 74/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 và Nghị quyết 20/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 còn chưa rõ ràng, và bất cập trong công tác thu nộp phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w