Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhànước đối với xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 85 - 87)

TRUNG QUỐC

3.3.3.Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhànước đối với xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng

nông sản qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng

Trong việc tăng cường hiệu quả của QLNN của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với XKNS, hoàn thiện tổ chức bộ máy là một giải pháp quan trọng. Để hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với XKNS cần thực hiện những giải pháp sau:

Cần xác định rõ vai trò của các Sở, ban, ngành trong quản lý và điều hành XKNS, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, tránh tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan QLNN. Sở Công thương có vai trò điều tiết và quản lý thị trường một cách chặt chẽ, nhịp nhàng. Sở NN&PTNT có vai trò điều tiết nguồn cung và sản xuất hàng XKNS. Trong đó, Sở NN&PTNT có trách nhiệm định hướng (hoặc chỉ dừng lại ở mức khuyến cáo) người nông dân nên trồng cây gì, không nên nuôi con gì, tránh việc vì giá cao mà đổ xô vào một mặt hàng nông sản cụ thể, không thu hoạch nông sản trái quy trình một cách bất thường… Khi phân định rõ trách nhiệm của các bộ và thực hiện tốt việc định hướng và quy hoạch khâu sản xuất thì không chỉ ngăn chặn được tình trạng nông dân chạy theo thương lái ngoại hay bị thương lái ngoại thao túng ngay trong thị trường nội địa, mà còn hạn chế đáng kể tình trạng NSXK đổ dồn vào một thị trường, dẫn đến cảnh ách tắc, ùn ứ và cuối cùng cũng bị thương lái nước ngoài ép giá, kiếm lời dễ dàng. Một khi cơ quan QLNN không có khuyến cáo, định hướng ngay từ đầu, người nông dân vẫn chạy theo thị trường và giá cả.

Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thanh tra với các cơ quan, tổ chức khác có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động XKNS nhằm tạo ra cơ chế kiểm tra, kiểm soát hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả của QLNN đối

với XKNS. Thực hiện đúng các nguyên tắc QLNN và hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động thực phẩm, đảm bảo không chồng chéo, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và hợp pháp của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động XKNS.

Kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý chất lượng, ATVSTP, nâng cấp các trung tâm kiểm định chất lượng hàng NSXK. Tăng cường đầu tư vào trang thiết bị cho các cơ quan này. Để ngăn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, cần có kế hoạch liên kết với các cơ sở đào tạo, các trung tâm quản lý có kinh nghiệm để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyênsâu cho cán bộ làm công tác kiểm tra. Nghiên cứu và ban hành việc cấpchứng chỉ cho những cơ sở sản xuất chế biến hàng NSXK đạt tiêu chuẩn về chất lượng, VSATTP…

Thực hiện việc cải cách hành chính, các thủ tục liên quan đến cấp giấy phép kinh doanh, tín dụng, thuế và các thủ tục liên quan cần phải được công khai, minh bạch. Cần đẩy nhanh việc sử dụng phương tiện điện tử trong giao dịch công tác, tránh làm mất thời gian của người dân cũng như doanh nghiệp trong các hoạt động hành chính của XKNS.

Nâng cao năng lực cán bộ QLNN đối với XKNS theo hướng: Nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách XKNS. Phải hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn cũng như tác động của những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đó đến các địa phương để có những giải pháp thúc đẩy việc thực hiện; Hoàn thiện chính sách đào tạo theo hướng: Cần có chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng cung cấp hiểu biết thực tiễn sản xuất nông nghiệp; nâng cao năng lực nắm bắt thông tin, phân tích và đưa ra được những dự báo dài hạn cho phát triển nông nghiệp; bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, vi tính… Đồng thời, đòi hỏi đội ngũ cán bộ này cũng phải có trách nhiệm, tâm huyết đối với công việc của mình.

kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh nông sản hoặc hướng dẫn, tạo điều kiện để các tổ chức cũng như doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn tài trợ cho hoạt động đào tạo của mình. Tổ chức những lớp đào tạo bồi dưỡng giám đốc để dần hình thành đội ngũ doanh nhân có năng lực, có khả năng xử lý linh hoạt cũng như dự đoán được sự thay đổi của thị trường, hạn chế thấp nhất những rủi ro của thị trường. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tự đào tạo thông qua các chính sách hỗ trợ xây dựng quỹ đào tạo ở doanh nghiệp. Chú trọng việc đào tạo chuyên sâu sau đại học để có đội ngũ trí thức giỏi làm công tác XKNS. Đẩy mạnh việc thu hút cán bộ có trình độ, sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, có trình độ chuyên môn phù hợp về công tác tại các cơ quan nhà nước của ngành mình.

Phải tuân thủ nguyên tắc minh bạch, công khai trong tuyển chọn và bố trí cán bộ. Sử dụng cán bộ xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của công việc kết hợp với khả năng của cán bộ. Cần đặt ra các tiêu chí lựa chọn cán bộ, có tiêu chí chung và tiêu chí riêng. Đối với cán bộ công chức, viên chức, tiêu chí chung là cần có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề. Hàng năm, cần phải thực hiện việc bồi dưỡng cán bộ, nâng cao hiểu biết về nghề, trình độ chuyên môn của từng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Cần phải có quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ. Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong quy hoạch phải tính đến nhu cầu sử dụng cán bộ hiện tại và tương lai. Hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng phải tính đến việc đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn phục vụ hội nhập quốc tế, đó là các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử; về luật, kinh tế, thương mại, thị trường và các mối quan hệ quốc tế. Cán bộ cũng cần nắm vững xu hướng phát triển của lĩnh vực nông nghiệp nói chung và XKNS nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 85 - 87)