Tình hình xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 48 - 52)

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

2.1.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng

Trong giai đoạn 2016 - 2019 hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Cao Bằng gặp nhiều khó khăn nhưng đang có chuyển biến tích cực. Các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đi qua địa bàn tỉnh chủ yếu gồm: hàng nông sản (hạt điều, hạt tiêu, gạo, cao su, hoa quả tươi...); sản phẩm điện tử và linh kiện; Fluorspar cấp axit; chì; gỗ và các sản phẩm từ gỗ... Những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) với tỉnh Quảng Tây (Trung

Quốc) đạt được nhiều kết quả tích cực, do vậy hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng phát triển.

Bảng 2.1: Loại hình xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2019

(Đơn vị tính: USD)

Stt Loại hình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Chính ngạch 196.436.764 549.198.474 292.016.883 101.869.138 2 Tiểu ngạch 731.094 31.752 125.634 3 Kho ngoại quan 278.154.289 73.832.590 41.858.570 13.319.265 4 Tạm nhập tái xuất 732.602 8.165.379 15.980.260 - 5 Khác - - 222.421.409 553.451.981 Tổng: 475.323.655 631.927.537 572.308.874 668.766.018

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng)

Do tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động phức tạp và suy thoái kinh tế toàn cầu, nên hoạt động thương mại và dịch vụ tại các cửa khẩu trong khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2016 trở về đây tuy có giảm sút đáng kể so với giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng hóa vẫn tương đối ổn định về chủng loại và số lượng. Tốc độ tăng kim ngạch qua các cửa khẩu của tỉnh khá cao so với các địa phương khác, tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2019 đạt 2.348 triệu USD (trung bình đạt 587 triệu USD/năm).

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2019

(Đơn vị tính: USD) Chính ngạch Tiểu ngạch Kho ngoại quan Tạm nhập tái xuất Khác CK Tà Lùng 253.196.948 372.225.086 611.409 136.496.188 CK Trà Lĩnh 77.470.086 731.094 34.939.629 24.266.832 129.518.413 CK Sóc Giang 215.497.481 31.752 45.328.765 LM Nà Lạn 525.257.803 87.824.457 CK Pò Peo 62.862.350 183.248.660 CK Bí Hà 550.897 125.634 CK Lý Vạn 4.685.693 193.456.906 Tổng: 1.139.521.258 888.480 407.164.715 24.878.241 775.873.389

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng)

Các loại hình xuất, nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Cao Bằng:

Xuất, nhập khẩu chính ngạch: Là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa các doanh nghiệp, thương nhân hai nước có chung đường biên giới. Hoạt động này có đặc trưng là thường thanh toán qua ngân hàng do hai bên ký kết thỏa thuận và có hợp đồng thương mại. Xuất, nhập khẩu chính ngạch phải chịu các mức thuế XNK cho các mặt hàng theo quy định của Nhà nước, gọi là thuế XNK. Hàng hóa thông quan qua biên giới phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hải quan, thuế, kiểm dịch, biên phòng...

Sau khi hợp đồng XNK được ký kết, các doanh nghiệp XNK nông sản sẽ tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là việc rất quan trọng và phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế, đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi cả quốc gia và uy tín của doanh nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, hàng hóa được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu, lối mở theo loại hình chính ngạch chiếm 48,52% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch: Là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các địa phương hai biên giới, giá trị của mỗi giao dịch hàng hóa có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc, có trên 90% hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch.

Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch còn có những đặc trưng là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và không cần hợp đồng mua bán. Hình thức xuất, nhập khẩu này vẫn chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Hải quan, Kiểm dịch, Biên phòng...Vì chính sách ưu đãi của nhà nước nói chung, tỉnh Cao Bằng nói riêng đối với loại hình này nên rất dễ bị lợi dụng để trốn lậu thuế, cụ thể một số doanh nghiệp, thương nhân có thể thuê mướn nhiều người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán, vận chuyển hàng qua biên giới qua các mốc, điểm thông quan hàng hoa, cặp chợ biên giới nhằm tránh tiền thuế XNK. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu theo đường tiểu ngạch chiểm tỷ lệ nhỏ, khoảng 0,04% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Kho ngoại quan: Là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. Tại địa bàn Cao Bằng, hàng hóa xuất nhập khẩu qua kho ngoại quan chủ yếu xuất qua cửa khẩu quốc tế như Tà Lùng và cửa khẩu quốc gia Trà Lĩnh. Hàng hóa được xuất khẩu theo loại hình này chiếm 17,34% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu, lối mở của tỉnh.

Tạm nhập, tái xuất: Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn vào lãnh thổ Viêt Nam. Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba.

Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác. Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi là tái xuất.

Hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan (theo quy định tại Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP). Giai đoạn 2016-2019, xuất khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Cao Bằng theo loại hình tạm nhập tái xuất chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, khoảng 1,06% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Các loại hình khác (như xuất, nhập khẩu trực tiếp; xuất khẩu tại chỗ; gia công xuất khẩu; ủy thác...): Do đặc điểm về địa hình và sự bị động do cơ chế biên mậu nên Cao Bằng thường xuyên thay đổi các loại hình xuất khẩu và qua các cửa khẩu, lối mở khác nhau. Sự thay đổi này có tính thời điểm, không ổn định nhưng có kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa tương đối lớn, chiếm 33,04% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 48 - 52)