Phương hướng hoàn thiện quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 78 - 81)

TRUNG QUỐC

3.2.Phương hướng hoàn thiện quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

Định hướng phát triển XKNS trong thời gian tới của Việt Nam nói chung, của tỉnh Cao Bằng nói riêng là đáp ứng về số lượng, đạt yêu cầu cao về chất lượng, đẹp về hình thức, phong phú và đa dạng về chủng loại, giá cả hợp lý nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng; Nâng cao năng suất và GTGT, phát huy các lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và XKNS; Chuyển dịch cơ cấu hàng NSXK hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm có ứng dụng KHCN tiên tiến.

Để thực hiện tốt và có hiệu quả các định hướng nói trên, dựa vào thực tiễn, thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản tỉnh Cao Bằng và tiềm năng của Cao Bằng về lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế biên mậu. Sở Công thương tỉnh Cao Bằng cần hoàn thiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, Cải cách cơ chế chính sách quản lý để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản.

Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, tránh tình trạng quy trình quản lý chồng chéo gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ thủ tục thông quan tại các cửa khẩu cho doanh nghiệp được thuận tiện, nhanh chóng. Đồng thời tiếp tục trao đổi, vận động phía Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc) phối hợp kéo dài thời gian thông quan cho các mặt hàng nông sản khi vào mùa vụ thu hoạch nhằm giảm thiểu ùn ứ, ách tắc tại khu vực cửa khẩu.

Tiếp tục hội đàm, hợp tác với phía Trung Quốc nhằm tận dụng tuyến đường sắt cao tốc vận chuyển nông sản xuất khẩu của Việt Nam qua cửa khẩu tỉnh Cao Bằng vào sâu trong nội địa Trung Quốc. Mặt khác tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương tham dự các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại ở khu vực biên giới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai bên giao thương, có thêm thông tin về thị trường, phát triển quan hệ buôn bán, tìm kiếm đối tác, ký kết các

hợp đồng xuất khẩu giữa doanh nghiệp việt Nam và Trung quốc, tạo sự ổn định và tránh rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước.

Thành lập hiệp hội các doanh nghiệp XKNS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nội bộ doanh nghiệp, tăng cường công tác QLNN về điều phối, phân luồn hàng hóa, tuyên truyền phổ biến thông tin… phòng tránh tình trạng ách tắc hàng nông sản xuất khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.

Thứ hai, đẩy mạnh mậu dịch biên giới.

Sở Công thương tỉnh Cao Bằng cần tham mưu UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh mậu dịch biên giới với các địa phương của Trung Quốc có đường biên tiếp giáp nhằm giải quyết dứt điểm các hành vi gian lận thương mại, tránh ùn tắc hàng hóa, ép giá, buôn lậu…Đẩy mạnh công tác phối hợp, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong thời gian tới. Xây dựng, trao đổi các quy định trong quản lý, giám sát thương mại giữa hai nước, đặc biệt nơi có nhiều cửa khẩu như Cao Bằng. Do hàng Việt Nam đang còn xuất theo đường tiểu ngạch gây ra hiện tượng ép giá, mất tiền cho đầu nậu vì vậy cần quy định hỗ trợ, ưu tiên xuất khẩu dạng hợp đồng theo đường chính ngạch, phối hợp, hội thảo thường xuyên thỏa thuận trong ký kết các hiệp định thương mại vùng biên giới trong thời gian tới.

Thứ ba, Tăng cường công tác dự báo thị trường và sự phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin chính xác, kịp thời về tình hình cung cầu các mặt hàng nông sản có tính mùa vụ cao tới các địa phương vùng sản xuất và các doanh nghiệp thu mua, kinh doanh xuất khẩu, tạo sự chủ động trong tổ chức kế hoạch xuất khẩu đạt hiệu quả hơn. Các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cần có dự báo và cập nhập nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước để làm căn cứ, định hướng quy hoạch, hướng dẫn sản xuất, tránh sản xuất tràn lan gây hiện tượng được mùa thì mất giá. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng như người dân cần phải chủ động, khôn ngoan, tỉnh táo trong quyết định sản xuất kinh doanh nông sản đáp ứng được thị trường tiêu thụ. Đồng thời, tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động thương mại biên giới, tuân

thủ luật pháp quốc tế và quy định của các tổ chức mà nước đối tác tham gia để tránh rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế. Chủ động và kịp thời nắm bắt thông tin đối tác trong buôn bán xuyên biên giới về tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng hàng hóa theo yêu cầu để có giải pháp phù hợp.

Thứ tư, Tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản, nâng cao giá trị hàng nông sản.

Sở Công thương tỉnh Cao Bằng cần tăng cường quản lý, tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát nhằm xử lý mạnh tay với các trường hợp sản xuất không đảm bảo an toàn thực phẩm, lạm dụng hóa chất tẩy rửa gây hại cho người tiêu dùng. Qua đó cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm nông sản xuất khẩu, có các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng nông sản xuất khẩu. Cùng với đó là chính những doanh nghiệp, những nông dân phải nhận thức, thay đổi thói quen canh tác, chế biến của mình để những nông sản thực phẩm làm ra thực sự đảm bảo chất lượng và an toàn, giữ được hình ảnh và chỗ đứng của nông sản Việt Nam nói chung, nông sản Cao Bằng nói riêng trên thị trường thế giới.

Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương, xây dựng vùng chuyên canh có quy mô lớn vùng sản xuất nông sản, cây trồng chủ lực phục vụ cho xuất khẩu gắn liền với công nghệ chế biến và bảo quả sau thu hoạch để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác cây trồng nông sản cũng như khâu bảo quản để nâng cao giá trị hàng hóa.

Thứ năm, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng

Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tham mưu cho UBND tỉnh Cao Bằng đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở tại các cửa khẩu và hệ thống đường giao thông từ nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi môi trường đầu tư, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư nhằm tăng thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu cũng như kết cấu hạ tầng của các cửa khẩu và lối mở

của tỉnh Cao Bằng. Hiện nay, cửa khẩu Trà Lĩnh đang được các cấp các ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) – Long Bang (Trung Quốc). Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu trung chuyển hàng hóa nông, lâm, thủy sản tại cửa khẩu Trà Lĩnh và sớm triển khai dự án đường cao tốc Trà Lĩnh (Cao Bằng) – Đồng Đăng (Lạng Sơn) để hình thành tuyến giao thông chiến lược kết nối với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc và các nước khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 78 - 81)