Hoàn thiện việc tổ chức, phân công và phối hợp trong quản lý xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 82 - 85)

TRUNG QUỐC

3.3.2.Hoàn thiện việc tổ chức, phân công và phối hợp trong quản lý xuất khẩu nông sản

khẩu nông sản

Một là, Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh triển khai kết nối hạ tầng.

Vấn đề hạ tầng và kết nối hạ tầng luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng và cần được triển khai trước để làm cơ sở cho các hoạt động khác phát triển. Vì vậy cần thúc đẩy việc hình thành tuyến giao thông chiến lược để kết nối các tỉnh Tây Nam Trung Quốc với Cao Bằng tới cảng Hải Phòng. Theo đó, cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) trong tương lai sẽ là đầu mối bắt nguồn tuyến giao thông đường bộ quốc tế từ các tỉnh Tây Nam, Trung Quốc qua cửa khẩu Trà Lĩnh đến cảng Hải Phòng. Hệ thống này được thực hiện trên cơ sở kết nối từ hệ thống đường cao tốc từ Tây Nam, Trung Quốc đến cửa khẩu Trà Lĩnh và tuyến cao tốc từ Hà Nội - Lạng Sơn - Cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) và tuyến Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng nếu được nâng cấp lên thành đường cao tốc thì sẽ rất thuận lợi cho việc hình thành tuyến giao thông nói trên. Với chiều dài khoảng 1.000 km, khi tuyến đường này được hình thành sẽ tạo nên một hành lang giao thông vận tải quốc tế bằng đường bộ cao tốc thông suốt và là tuyến đi ra biển ngắn nhất kết nối từ các tỉnh Tây Nam, Trung Quốc như Tứ Xuyên, Trùng khánh, Quý Châu, Quảng Tây tới các nước ASEAN và quốc tế. Do vậy cần thúc đẩy việc đưa tuyến giao thông đường bộ này vào Hiệp định vận tải đường bộ quốc tế ký kết giữa Chính phủ hai nước và sớm đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Đồng Đăng (Lạng Sơn).

Bên cạnh đó, cần có phương án kết nối tuyến cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội với Cao Bằng để tạo thành tuyến giao thông lưu chuyển hàng hóa trọng điểm Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Bách Sắc (Quảng Tây) và từ đó kết nối với hệ thống đường cao tốc nối với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Hai là, Tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền thúc đẩy việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc)

Bên cạnh các yếu tố về hạ tầng giao thông, các trung tâm dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa như: dịch vụ kho bãi, bảo quản hàng hóa, dịch vụ phân loại, đóng gói hàng hóa, dịch vụ ngân hàng, hải quan...cũng là giải pháp quan trọng để Cao Bằng có thể khai thác hiệu quả hơn tiềm năng thương mại biên

giới Việt Nam và Trung Quốc. Cao Bằng cần được coi là một địa bàn trọng điểm để xác lập các trung tâm này thông qua việc cho phép Cao Bằng được thực hiện thí điểm Đề án xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc), đặc biệt là dự án Khu trung chuyển hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản tại cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng).

Ba là, Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đồ án quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng

Khẩn trương thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng Đồ án quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg ngày 11/3/2014 nhằm tạo cơ sở quan trọng cho công tác thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển đồng bộ, hiệu quả hệ thống hạ tầng và khai thác được tiềm năng thế mạnh của Cao Bằng trong hoạt động hợp tác phát triển với Trung Quốc nói chung và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói riêng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Bốn là, Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường

Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin chính xác, kịp thời về tình hình cung cầu các mặt hàng nông sản có tính mùa vụ cao tới các địa phương vùng sản xuất và các doanh nghiệp thu mua, kinh doanh xuất khẩu, tạo sự chủ động trong tổ chức kế hoạch xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn. Cần xác định cơ chế, lộ trình, bước đi cụ thể trong phối hợp đầu tư, phối hợp phát triển các hoạt động hợp tác, kết nối thương mại với các địa phương khu vực trên cả nước tạo nên chuỗi liên kết giá trị bền chặt và từ đó thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc một cách bền vững.

Năm là, Tăng cường hợp tác xúc tiến thương mại với tỉnh Quảng Tây

Công tác xúc tiến thương mại qua biên giới, hợp tác kinh tế đối ngoại cần được quan tâm hơn nữa thông qua việc tổ chức các cuộc hội đàm, hội thảo bàn về hợp tác phát triển kinh tế, tăng cường gặp gỡ giao lưu hữu nghị giữa các đoàn địa phương hai nước. Sở Công thương tỉnh Cao Bằng cần tham mưu cho UBND tỉnh triển khai cụ thể các thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế với các thành phố của

Trung Quốc như: thành phố Sùng Tả, Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại; mời các doanh nghiệp hai nước tham gia Hội chợ, Hội thảo kết nối thương nhân xuất nhập khẩu được luân phiên tổ chức giữa hai bên, qua đó sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp hai nước tham gia, góp phần tích cực trong việc mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 82 - 85)