TRUNG QUỐC
3.1. Dự báo một số mặt hàng nông sản có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
trường Trung Quốc qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
Với việc Chính phủ Trung Quốc phê duyệt cho tỉnh Quảng Tây được chỉ định nhập khẩu hoa quả tươi và lương thực từ Việt Nam qua cửa khẩu Trà Lĩnh theo như nội dung 09 văn kiện ký trong chuyến thăm thành phố Bách Sắc (Quảng Tây – Trung Quốc) của đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng ngày 14/5/2015 [8]. Bên cạnh đó, theo thông tin của Bộ Công Thương (tại Hội nghị giới thiệu tiềm năng xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc và các quy định quản lý liên quan do Bộ Công Thương tổ chức tại tỉnh Hà Giang tháng 12/2017) Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm:
- Đối với nhóm hàng nông sản:
+ Hoa quả tươi: Dưa hấu, thanh long, vải thiều, nhãn, chôm chôm + Sắn lát, tinh bột sắn, gạo, hạt điều
- Nhóm hàng thủy sản:
+ Thủy sản tươi sống: Tôm hùm, tôm sú, cua, ghẹ
+ Thủy hải sản đông lạnh: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá hố, cá tra, cá basa
- Nhóm hàng thực phẩm: Cà phê hòa tan, hoa quả sấy khô (mít sấy)
Như vậy, bên cạnh các mặt hàng nông sản chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua như: hạt điều, mía cây, gạo và một số loại nông sản khác, trong thời gian tới dự báo sẽ có thêm một số mặt hàng nông sản có tiềm năng xuất qua Trung Quốc qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng, cụ thể:
- Đối với mặt hàng dưa hấu quả tươi: Dưa hấu nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc phải đóng thùng, đóng hộp, có nhãn mác, nêu rõ xuất xứ hàng hóa. Thị trường Trung Quốc cũng đặt tiêu chí rất nghiêm ngặt cho sản phẩm dưa. Cụ thể, dưa xuất sang Trung Quốc phải đạt 60 - 65 ngày tuổi; qua 70 ngày, vỏ dưa bị bạc màu là không nhập. Bên cạnh đó, hàng loạt yêu cầu nghiêm ngặt như: dưa không được nổi gân, phổng ruột; vỏ dưa không có vết sâu bò; dưa phải nặng từ 5 kg trở lên; khi cắt trái dưa phải còn cuống và cuống hình chữ T; dưa không được méo mó, không được trầy xước.
- Đối với mặt hàng quả vải tươi: Kiểm dịch theo quy định đã thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Cục Giám sát, Kiểm tra chất lượng và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ). Do tính chất đặc thù của vải thiều nên việc tiêu thụ, bao bì, đóng gói… tại thị trường Trung Quốc là khá đơn giản, không có yêu cầu gì đặc biệt. Ngoài thị trường bán lẻ hoặc tại các chợ nông sản đầu mối, người bán để nguyên thùng xốp ướp đá cho khách hàng lựa chọn (có thể mua theo cân hoặc mua cả thùng hoặc theo hình thức phân phối nguyên xe tải chở vải thiều). Trong siêu thị có thể bày bán tại quầy trái cây hoặc được siêu thị đóng gói sẵn đơn giản để khách hàng dễ mua. Điều đáng chú ý là hầu như tất cả vải thiều bán tại thị trường Trung Quốc đều không ghi là xuất xứ Việt Nam mà chỉ ghi là "hàng nhập khẩu", một số nơi ghi là vải Hải Nam.
- Đối với mặt hàng gạo: Vừa qua Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã ký nghị định thư về xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc theo hợp đồng thương mại quốc tế, trong đó quy định các cơ quan hữu quan của Trung Quốc sẽ kiểm tra tại nơi sản xuất, chế biến gạo nếu đủ tiêu chuẩn sẽ cấp giấy phép cho nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Để được xuất khẩu gạo chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải được Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) kiểm tra, chứng nhận theo các điều kiện do phía cơ quan này quy định.
- Đối với mặt hàng thanh long quả tươi: Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á và cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng
đầu thế giới, hiện nay thanh long được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới trong đó Trung Quốc là thị trường chính (chiếm 80% - 90%). Các thị trường chính tiêu thụ thanh long Việt Nam tại Trung Quốc là các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Trong thời gian qua thanh long được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu tại các của khẩu tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang với tỉnh Cao Bằng việc xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc chưa thực hiện được do còn gặp nhiều khó khăn từ chính sách Biên mậu bên phía Trung Quốc.
Ngày 13 tháng 8 năm 2019, tại cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng tỉnh Cao Bằng các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đã làm thủ tục xuất khẩu thành công lô hàng quả thanh long đầu tiên sang thị trường Trung Quốc với trọng lượng trên 12.000 kg có nguồn gốc xuất sứ tại tỉnh Long An - Việt Nam và có đầy đủ các giấy tờ như giấy chứng nhận CO, hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán. Việc xuất khẩu thành công lô hàng thanh long đầu tiên qua cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng tỉnh Cao Bằng có thể coi là tín hiệu tích cực cho việc xuất khẩu nông sản, trái cây và đặc biệt là trái Thanh Long tươi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.
- Đối với mặt hàng nông sản địa phương: Mặc dù tỉnh Cao Bằng có nhiều loại nông sản có giá trị kinh tế, phù hợp với thổ nhưỡng nhưng tình hình sản xuất và phát triển một số cây nông sản đang bị thu hẹp lại bởi đầu ra chưa ổn định, giá cả bấp bênh. Do vậy, thời gian qua Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đã liên kết với các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh vào thị trường mới, nhất là thị trường nước ngoài. Đồng thời, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân cùng tham gia đầu tư sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp địa phương. Bên cạnh việc Cao Bằng là điểm trung chuyển các loại nông sản của cả nước xuất khẩu sang Trung Quốc, căn cứ vào kết quả hợp tác phát triển nông nghiệp giữa tỉnh Cao Bằng và tỉnh quảng Tây (Trung
Quốc) trong thời giam qua, dự báo trong thời gian tới một số mặt hàng nông sản của tỉnh Cao Bằng như: Các sản phẩm từ cây hồi, chè, cây quế, mía cây, xoài, cà chua bi,.. sẽ có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.