Rà soát, cập nhật, bổ sung quy trình cho vay của quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 103 - 106)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

3.2.2. Rà soát, cập nhật, bổ sung quy trình cho vay của quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

ương đến địa phương, tăng cường liên kết giữa các quỹ về nguồn vốn, cho vay, dữ liệu khách hàng công nghệ thông tin.

3.2.2. Rà soát, cập nhật, bổ sung quy trình cho vay của quỹ Quốc giagiải quyết việc làm giải quyết việc làm

3.2.2.1. Căn cứ để đề ra giải pháp

- Quy trình cho vay cũ chưa cụ thể vẫn còn chung chung gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định dự án . Mỗi cán bộ tín dụng viết tờ trình thẩm định dự án theo các cách hiểu khác nhau chưa tuân thủ theo một mẫu quy chuẩn nào của Quỹ điều này gây nên khó khăn cho lãnh đạo Quỹ khi đưa ra những quyết định về tín dụng .

- Hướng tới trong tương lai sẽ ngày càng có nhiều khách hàng đến với Quỹ và điều đó sẽ phát sinh ra thêm nhiều nhóm khách hàng khác nhau do vậy cần phải có những cách làm nhất quán phù hợp với từng nhóm đối tượng và tiêu chí khác nhau

- Một số nội dung về thẩm định khoản vay còn quy định lỏng lẻo, hình thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi ra quyết định cho vay .

- Chưa khuyến khích được cán bộ tín dụng chủ động tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng tiềm năng, có phương án vay vốn khả thi, có năng lực tài chính

3.2.2.2 Nội dung tiến hành của giải pháp

Thẩm định phương án/ dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng phải đặt mục tiêu an toàn lên trên hết, có những đề xuất hợp lý nhằm hạn chế những rủi ro và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện cho vay các dự án. Đối với những phương án không hợp lý, không rõ ràng nên từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu. Tránh tình trạng thông đồng với khách hàng, gây tổn thất cho Quỹ. Thu thập đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng, nguồn trả nợ này phải chứng minh được bằng chứng từ và cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính hợp l, hợp lệ của những chứng từ này Đối với những nguồn thu nhập bất thường, không nên tính vào thu nhập trả nợ. Còn những nguồn thu nhập ổn định nhưng không có chứng từ chứng minh thì chỉ nên tính ở một tỷ lệ hợp lý.

Ngoài ra, cần chú ý thẩm định cả về tư cách của khách hàng, tính hợp tác với Quỹ và cả sự trung thực khi giao tiếp với cán bộ tín dụng. Điều này rất quan trọng, thể hiện đạo đức và liên quan đến thiện chí trả nợ của khách hàng.

Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số kiểm tra nhất định, định kỳ để đảm bảo nó đang hoạt động theo dự kiến, tình trạng của khoản vay không xấu đi. Vì vậ , giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra , gây hậu quả nặng nề với phần vốn vay. Tuy nhiên , hiện nay công tác này vẫn còn được thực hiện một

cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra không cao . Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay :

+ Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

+ So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp tại thời điểm kiểm tra.

+ Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (khách hàng hộ gia đình). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ. Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt và cán bộ tín dụng phải thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình để có thể cảm nhận được môi trường, hiệu quả công việc của doanh nghiệp. Nếu có các dấu hiệt bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

+ Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, nếu có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những khoản vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

+ Ngoài ra, khi có sự thay đổi về nhân sự trong việc chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác thì cần phải quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng.

- Cần quy định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong từng khâu đảm bảo quy trình cho vay được thực hiện chặt chẽ.

Do điều kiện cũng như môi trường kinh doanh của khách hàng luôn thay đổi, vì vậy đòi hỏi Quỹ phải luôn rà soát quy trình tín dụng, cũng như bổ sung kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho Quỹ.

3.2.2.3. Kết quả mong đợi của giải pháp

Thiết lập quy trình cho vay hiệu quả, chặt chẽ , hạn chế rủi ro cho vay và bảo toàn nguồn vốn của Quỹ. Điều này giúp cho Lãnh đạo Quỹ, cán bộ tín dụng và ngay cả khách hàng cũng dễ dàng phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w