Kết quả hoạt động của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 2015 – nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 71 - 74)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

2.1.3. Kết quả hoạt động của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 2015 – nay

đoạn 2015 – nay

2.1.3.1. Về cơ cấu nguồn vốn hoạt động

Quỹ quốc gia việc làm được tạo lập từ các nguồn sau: do NSNN cấp bổ sung và do NHCSXH huy động vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Cụ thể:

(1) Nguồn từ NSNN: Trong giai đoạn 2008 - 2013, bình quân hàng năm, NSNN cấp bổ sung vốn từ 250 – 300 tỷ đồng. Đến năm 2016, sau khi Quỹ không còn thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động, NSNN không cấp thêm vốn cho Quỹ nữa.

Bảng 2.2: Nguồn vốn bổ sung bình quân từ ngân sách Trung ương cho Quỹ QGGQVL

2008 – 2010 2013 – 2015 2016 - nay Nguồn vốn bổ sung bình

quân từ NSNN mới cho Quỹ QGGQVL

250 - 300 tỷ đồng 40 – 50 tỷ đồng Không cấp bổ sung

(2) Nguồn huy động của Ngân hàng chính sách Xã hội: Hoạt động cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm (trong nước và xuất khẩu lao động) từ nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội bắt đầu được thực hiện từ khi Nghị định số 61/2015/NĐ-CP có hiệu lực. Ngoài ra, Bộ luật Lao động năm 2012 không quy định về Quỹ giải quyết việc làm địa phương, nên ngày 06/5/2016, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 730/TTg-KTTH giao UBND cấp tỉnh giải thể Quỹ giải quyết việc làm địa phương và nguồn vốn còn lại của Quỹ giải quyết việc làm địa phương được tiếp tục thực hiện theo hình thức ủy thác vốn qua NHCSXH để cho vay giải quyết

việc làm.

Dựa vào kết quả trên có thể thấy, những năm gần đây, nguồn vốn của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đa phần đang được bổ sung từ các hoạt động phát sinh của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn từ NSNN cấp ban đầu vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn. Tính đến năm 2015, trước khi NSNN ngừng bổ sung, thì nguồn từ Trung ương cấp là 4.462 tỷ đồng, chiếm 98,3% tỉ trọng. Từ năm 2015, nguồn vốn được bổ sung từ lãi thu được cho vay giải quyết việc làm là 70 tỷ đồng, chiếm 1,7% tỷ trọng. 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn vốn điều lệ 4287 4316 4362 4412 4462 4482 4510 4539 NSNN cấp bổ sung 29 46 50 50 Ngân sách bổ sung từ lãi vay 20 28 29

Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tính đến năm 2019 là 4.539 tỷ đồng, tăng 252 tỷ đồng so với năm 2012 (ngân sách nhà nước cấp bổ sung 175 tỷ đồng, trong đó năm 2012 bổ sung 29 tỷ đồng, năm 2013 bổ sung tăng 46 tỷ đồng, năm 2014 bổ sung tăng 50 tỷ đồng, năm 2015 bổ sung tăng 50 tỷ đồng, năm 2016, năm 2017 và năm 2018 ngân sách không cấp bổ sung vốn cho Quỹ; mà chỉ bổ sung từ lãi thu được cho vay giải quyết việc làm là 77 tỷ đồng, trong đó năm 2016 bổ sung 20 tỷ đồng, năm 2017 bổ sung 28 tỷ đồng, năm 2018 bổ sung 29 tỷ đồng).

Năm 2018, trên cơ sở tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2018 phân bổ 35.161 triệu đồng bổ sung vốn vay Quỹ cho 11 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên và Đắk Nông) và 3 tổ chức thực hiện chương trình (Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Hội Người mù Việt Nam). Đồng thời, trên cơ sở nguồn vốn vay điều chuyển từ Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1219/QĐ-LĐTBXH ngày 12 tháng 9 năm 2018, phân bổ 26.199 triệu đồng bổ sung vốn vay cho 10 tỉnh: Bình Phước (2.140 triệu đồng), Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Kon Tum, Bến Tre, Bạc Liêu (mỗi tỉnh 3.000 triệu đồng) và Cà Mau (3.059 triệu đồng).

2.1.3.2. Về nhiệm vụ hỗ trợ việc làm

- Doanh số cho vay giải quyết việc làm trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019 đạt 9.987 tỷ đồng, với 417 nghìn lượt khách hàng được vay vốn. (doanh số cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 266 tỷ đồng và giúphơn 4 nghìn lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng)

- Doanh số thu nợ cho vay giải quyết việc làm trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019 là 9.792 tỷ đồng (doanh số thu nợ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 43 tỷ đồng).

- Dư nợ cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đạt 4.433 tỷ đồng, với 164 nghìn khách hàng đang còn dư nợ.

- Nợ quá hạn cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm là 35,8 tỷ đồng

Qua số liệu trên, có thể thấy, NHCSXH các cấp đã phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp tại địa phương trong suốt quá trình quản lý cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Cơ quan Lao động – Thương binh và xã hội mặc dù không phê duyệt cho vay các dự án vay vốn nhưng đều phối hợp với các cơ quan có liên quan tại địa phương để tham gia giám sát, kiểm tra các cơ quan thực hiện chương trình và hoạt động cho vay của NHCSXH.

Mặt khác, để tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh khắc phục khó khăn, tiếp tục có vốn để sản xuất, NHCSXH đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, đảm bảo việc xử lý nợ bị rủi ro chính xác, kịp thời, đồng thời bổ sung nguồn vốn tạo điều kiện để người vay tiếp tục đầu tư khôi phục sản xuất

Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã có sự phân cấp cho cấp cơ sở, theo đó Chủ tịch UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt đối với dự án thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh quản lý hoặc Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý. Do việc đổi mới này đã góp phần rút ngắn thời gian phê duyệt các dự án, giúp người vay nhanh chóng sử dụng hiệu quả vốn vào sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 71 - 74)

w