Vai trò của các QuỹAn sinh Xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 32 - 34)

TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CÁC QUỸ AN SINH XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM

1.1.2.1. Vai trò của các QuỹAn sinh Xã hộ

Ngày nay, nhu cầu được thụ hưởng An sinh Xã hội ngày càng được mở rộng. Các quốc gia đều chú trọng quan tâm hơn đến bảo đảm An sinh Xã hội cho dân cư nước mình có thu nhập tối thiểu, nhằm thoát khỏi tình trạng đói nghèo khi mất việc làm, không có thu nhập. Đặc biệt, mở rộng đối tượng thụ hưởng, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ An sinh Xã hội, tái hòa nhập tốt hơn đối tượng yếu thế dễ bị

tổn thương vào cộng đồng, góp phần quan trọng thực hiện quyền con người và phát triển toàn diện.

Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), là chính sách quan trọng nhất trong hệ thống An sinh Xã hội (ASXH) được xây dựng theo hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu dựa vào sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ một phần nguồn tài chính và bảo trợ cho sự an toàn về tài chính của quỹ. Nhà nước có cơ chế, chính sách quản lý, cho phép cơ quan BHXH được thực hiện các biện pháp bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH, nhằm bảo đảm việc thực hiện chính sách BHXH được ổn định lâu dài.

Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) với hai loại hình cơ bản là, BHYT bắt buộc và BHYT được xác định đối tượng tham gia, mức đóng và mức chi trả chế độ. Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức BHYT. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý quỹ BHYT; quyết định nguồn tài chính để bảo đảm việc khám, chữa bệnh BHYT trong trường hợp mất cân đối thu – chi quỹ BHYT.

Chính sách ưu đãi xã hội là một “đặc thù” trong hệ thống chính sách ASXH của Việt Nam. Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và khuyến khích mọi thành viên trong xã hội tham gia. Bên cạnh các chế độ ưu đãi bằng vật chất còn có các hình thức ưu đãi, như: giáo dục và đào tạo, việc làm, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ, tết, ngày truyền thống…

Chính sách trợ giúp xã hội thiết lập nhằm trợ giúp kịp thời các thành viên trong xã hội rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Đối tượng hưởng trợ giúp xã hội là người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, người gặp rủi ro do thiên tai và các lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ và người thân không thể tự khắc phục được.Ở

Việt Nam, chính sách trợ giúp xã hội còn mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng, như: diện đói nghèo, tệ nạn xã hội, người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam… với nhiều hình thức trợ giúp, như: tiền mặt, hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm, hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh,… Ngoài nguồn tài chính được sử dụng từ ngân sách nhà nước, Nhà nước cũng khuyến khích, huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng và tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Chính sách về hỗ trợ việc làm nhăm hỗ trợ nhiều người lao động có việc làm, thoát nghèo, nhờ vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm. Mặc dù nguồn vốn của Quỹ không nhiều, nhưng hoạt động cho vay của Quỹ rất hiệu quả, góp phần quan trọng hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt, thông qua Quỹ quốc gia về việc làm đã hỗ trợ nhiều đối tượng lao động yếu thế như lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động ở khu vực nông thôn có cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w