Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của các Quỹ ASXH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 50 - 54)

c) Tạo ra sự thịnh vượng cho cộng đồng địa phương

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của các Quỹ ASXH

a) Tăng trưởng dư nợ cho vay:

Tăng trưởng dư nợ cho vay là một chỉ tiêu thể hiện sự phát triển về bề rộng của hoạt động cho vay của các quỹ An sinh Xã hội. Dư nợ cho vay là số tiền mà khách hàng vay đang còn nợ chưa trả tại một thời điểm, nói cách khác, nó là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiến mà quỹ An sinh Xã hội cung cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này cho biết quy mô hoạt động cho vay của quỹ An sinh Xã hội. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ quỹ không có khả năng mở rộng được mạng lưới khách hàng, hoạt động cho vay yếu kém, khả năng tiếp thị khách hàng chưa tốt. Tuy nhiên, không phải chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng cho vay càng tốt bởi lẽ khi các quỹ An sinh Xã hội cho vay vượt quá mức giới hạn cũng là lúc bắt đầu chấp nhận rủi ro về cho vay.

b) Tỷ lệ dư nợ cho vay/nguồn vốn khả dụng cho vay

Đối với các quỹ An sinh Xã hội, do đặc thù là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tính chất cơ cấu nguồn vốn không đa dạng, phụ thuộc nhiều vào ngân

sách nhà nước, không được phép huy động vốn từ tiền gửi (như đối với các ngân hàng thương mại) do đó chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay/nguồn vốn khả dụng cho vay phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ, hay nói cách khác là hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ. Trong đó:

Tỷ lệ dư nợ cho vay/nguồn vốn khả dụng để cho vay của các quỹ An sinh Xã hội nước càng cao, chứng tỏ nguồn vốn nhàn rỗi của quỹ càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao, hạn chế nguồn vốn bị tồn đọng.

c) Tỷ lệ nợ xấu

Nâng cao hiệu quả cho vay ngoài việc gia tăng về lượng thì cũng cần phải đảm bảo về chất lượng khoản vay. Điều này được thể hiện thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu – đánh giá khả năng thu hồi nợ của các quỹ An sinh Xã hội.

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có văn bản pháp lý quy định cụ thể về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay của các quỹ An sinh Xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các quỹ đều đang áp dụng theo quy định về phân loại nợ của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Theo đó, nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ được phân loại thuộc nhóm 3,4 và 5. Việc phân loại nợ thực hiện như sau:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

+ Các khoản nợ đáp ứng đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đây đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

+ Các khoản nợ đáp ứng đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn hoặc phải xếp vào nhóm có rủi ro cao hơn.

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

+ Các khoản nợ đáp ứng đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn hoặc phải xếp vào nhóm có rủi ro cao hơn.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

hơn hoặc phải xếp vào nhóm có rủi ro cao hơn. - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

+ Các khoản nợ phải xếp vào nhóm có rủi ro cao hơn.

Nợ xấu càng cao phản ánh chất lượng hoạt động cho vay của quỹ An sinh Xã hội càng thấp. Thực tế, rủi ro trong quá trình cho vay là không tránh khỏi, nên một tỷ lệ nợ xâu nhất định sẽ được chấp nhận và coi là giới hạn an toàn. Mức dưới 3% có thể Coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng nói chung. Tỷ lệ an toàn cho phép trong hoạt động tín dụng theo thông lệ quốc tế là 5%. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, tỷ lệ nợ quá hạn thấp điều đó chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay có độ an toàn cao tức là mức độ rủi ro thấp. Nợ quá hạn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay, vì vậy nếu kiểm soát tốt nợ quá hạn thì chất lượng cho vay sẽ cao và ngược lại. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu tăng sẽ dẫn đến chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng, ảnh hưởng đến kết quả tài chính của quỹ An sinh Xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w