Kiến nghị về quản lý tài chính choQuỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 111 - 117)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

3.3.2. Kiến nghị về quản lý tài chính choQuỹ Quốc gia giải quyết việc làm

phương, để tạo dựng một hệ thống có các quỹ An sinh Xã hộicó tính liên kết chặt chẽ. Qua đó, các quỹ Quốc gia giải quyết việc làm có thể hỗ trợ nhau trong việc thẩm định, giám sát khoản vay, mở rộng phạm vi hỗ trợ, huy động được đa dạng hóa nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực ngoài ngân sách .

Bốn là, Chính phủ xem xét hằng năm cần tăng cấp bổ sung ngân sách Nhà nước, bổ sung nhiều nguồn lực của xã hội (trong nước và ngoài nước) cho Quỹ quốc gia về việc làm do nhu cầu vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm ngày một tăng; đồng thời Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng mức cho vay và thời gian vay vốn cho phù hợp với thực tiễn. Bộ LĐTB&XH nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ xem xét, điều chính lãi suất vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm lên bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

b) Kiến nghị đối với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Với hai cơ quan chủ quản, trực tiếp quản lý quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, cần nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các quy định hiện hành điều chỉnh hoạt động của Quỹ không còn phù hợp. Ví dụ thống nhất lại thông tin giữa nghị định 61/2015 và nghị định 74/2019 về cơ chế cho vay của Quỹ.

3.3.2. Kiến nghị về quản lý tài chính cho Quỹ Quốc gia giải quyếtviệc làm việc làm

Thứ nhất: Giai đoạn trước mắt cần tăng cường nguồn vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước choquỹ Quốc gia giải quyết việc làm để Quỹ phát huy hiệu quả hoạt động.

Thứ hai: Giai đoạn tiếp theo cần chú trọng đẩy mạnh triển khai hiệu quả các công tác về xử lý nợ xấu, giảm thiểu vốn nhàn rỗi.

Thứ ba: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế sử dụng một phần khoản thu khác từ kiều bào, kiều hối để làm vững mạnh nguồn vốn của quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.

Thứ tư: Hạn chế đầu tư lãng phí từ nguồn vốn của Quỹ, làm thất thoát không đáng có.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ những phân tích, đánh giá về kết quả hoạt động cho vay của quỹ Quốc gia giải quyết việc làm tại Chương 2, học viên đã đưa ra những giải pháp cụ thể, chi tiết nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động cho vay Quỹ Quốc gia Giải quyết việc làm. Đồng thời, để những giải pháp này được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, học viên cũng đưa ra một số kiến nghị đối với những tổ chức, cá nhân liên quan .

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn tới, để tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm, cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp:

- Một là, hoàn thiện bộ máy quản lý của quỹ Quốc gia giải quyết việc làm Việt Nam. Trong trường hợp không đáp ứng đủ nguồn lực cần có cơ chế linh hoạt tạo thuận lợi cho Ngân hàng Chính sách xã hội huy động các nguồn lực để tăng nguồn vốn vay.

Hai là, nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các quy định về cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật về việc làm và phù hợp với thực tiễn. Nghiên cứu sửa đổi quy định về lãi suất cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định nhằm đảm bảo sự hỗ trợ về lãi suất cho vay vốn của nhà nước đối với người lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh vay vỗn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm nhưng vẫn phù hợp với các chương trình tín dụng khác của Ngân hàng Chính sách xã hội, khuyến khích người lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung sản xuất, kinh doanh thu lãi, trả nợ đúng hạn; cũng như tiết kiệm kinh phí cho Ngân sách nhà nước trong việc cấp bù chênh lệch lãi suất cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay hỗ trợ tạo việc làm.

Ba là, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm. Tăng cường công tác phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội trong xây dựng kế hoạch tạo việc làm và giải ngân nguồn vốn, đặc biệt thực hiện tốt vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực hiện mục tiêu hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm;

Bốn là, xây dựng hệ thống thông tin quản lý liền mạch, xuyên suốt. Hỗ trợ quản lý thông tin khách hàng, văn bản, dư nợ được đẩy đủ và hỗ trợ tốt cho công tác điều tra thẩm định cũng như thu hồi nợ xấu.

Năm là, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ bộ máy các bộ quản lý cũng như cán bộ tín dụng. Đảm bảo mỗi nhân viên đều có cái tâm, cái tầm của mình.

1. Báo cáo, thống kê số liệu về quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

2. Báo Công thương, Quỹ quốc gia về việc làm: Đòn bẩy sinh kế của người lao động

3. Báo điện tử VOV, Quỹ Quốc gia về việc làm - “đòn bẩy” cho người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo

4. Báo Đồng hành Việt, Nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm

5. Báo Nhân dân, Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ quốc gia về việc làm

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo số 96/LĐTBXH-VPQGGN ngày 13/11/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sơ kết, đánh giá kết quả 2 năm thực hiện quyết định số 2195/QĐ- TTG ngày 06/12/2011 của thủ tướng chính phủ

7. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Thông tư số 3969/VBHN-BLĐTBXH ngày 19/09/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ về quy định chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm

8. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, thông tư số 45/2015/TT-BLDTBXH ngày 11/11/2015 về hướng dẫn thực hiện một số điều về quỹ Quốc gia giải quyết việc làm quy định tại nghị định số 61/2015/NĐ-CP

9. Bộ Lao động- Thương binh xã hội, Thông tư 01/2020/TT-BLĐTBXH ngày 10/02/2020 của Bộ Lao động Thương binh xã hội về hướng dẫn một số điều của nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/09/2019.

10. Bộ Tài Chính (2005), Thông tư 107/2005/TT-BTC ngày 07/12/2005 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý quỹ Quốc gia về việc làm.

12. Chính phủ ( 2015), Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm .

13. Chính phủ (2003), Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/ 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.

14. Chính phủ (2015), Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

15. Chính phủ (2019), Nghị định 74/2019/NĐ-CP ngày 23/09/2019 Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ- CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

16. Chính phủ( 2012), Nghị định 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 về Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

17. Chính phủ, Nghị quyết số 120/HĐCP ngày 11/04/1992 về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới.

18. Hiệu quả quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong các năm gần đây

19. Liên đoàn Lao động, Báo cáo số 1948/TLĐ về báo cáo công tác cho vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

20. Theo báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội về Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

21. Theo Báo Thanh niên (2019) Hiệu quả nguồn vốn vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

22. Theo Dân sinh, Hiệu quả từ chính sách vay vốn qua Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm

23. Theo đánh giá ông Lê Quang Trung (2018), phó cục trưởng cục việc làm ( Bộ LĐTBXH)

25. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số 71/2005/QĐ-TTG ngày 05/04/2005

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w