TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CÁC QUỸ AN SINH XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM
1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý chung của các Quỹ ASXH
Các Quỹ ASXH được trích lập bởi các khoản chi từ Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, nguyên tắc Quản lý của các Quỹ cũng cần dựa thep Điều 8 Luật số: 83/2015/QH13 Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo các nguyên tắc chung như sau:
Thứ nhất, là phải được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Toàn bộ các khoản thu, chi phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ (Điểm 1 và 2, Điều 8, Luật số: 83/2015/QH13)
Thứ hai, về các khoản thu. Các khoản thu đều phải thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật. (Điểm 3, Điều 8, Luật số: 83/2015/QH13)
Thứ 3, về các khoản chi. Các khoản chi chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. (Điểm 4, Điều 8, Luật số: 83/2015/QH13)
Tổ chức Minh bạch ngân sách quốc tế (IBP) trong “Cầm nang hướng dẫn minh bạch ngân sách" cho rằng các quỹ An sinh Xã hội thường đề cập đến các giao dịch nguồn lực công và các giao dịch Chính phủ, không đưa vào dự toán ngân sách thường niên của Chính phủ và không tuân thủ đầy đủ các chế độ báo cáo chuẩn mực về tài chính (chế độ kế toán, báo cáo tài chính), quy chế hoạt động, hoặc chế độ kiểm toán như các cơ quan khác của Chính phủ trong khu vực công. Tương tự như vậy, chuẩn mực kế toán của các nước có nền kinh tế tiên tiến (OECD) để cập các hoạt động của quỹ An sinh Xã hội là các giao dịch của Chính phủ không đưa vào trình bày trong Báo cáo ngân sách thường niên, các chuẩn mực này có thể không tuân thủ đầy đủ các chuần mực về báo cáo, kể toán và giám sát như các chuẩn mực quy định cho hoạt động ngân sách thường niên.