Phân tích hiệu quả cho vayQuỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 86 - 90)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

2.2.2. Phân tích hiệu quả cho vayQuỹ Quốc gia giải quyết việc làm

chỉ tiêu đánh giá được nêu ra tai chương 1: 2.2.2.1. Về dư nợ cho vay

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay và thu hồi nợ Quỹ QGGQVL từ năm 2015 – 2019 (tính đến ngày 31/12) (Đơn vị: tỷ đồng) STT Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019 1 Doanh số hợp đồng ký kết 2197 2152 2216 2412 2563 Số lượng Khách hàng (nghìn) 109 108 114 122 124 2 Giải ngân 2140 2130 2150 2386 2458 3 Thu nợ 1958 2042 2089 2145 2256 4 Dư nợ cho vay 4280 4194 4258 4268 4293

Bảng 2.4: Tổng hợp tỉ lệ tăng trưởng hàng năm về dư nợ cho vay và thu hồi của Quỹ QGGQVL (tính đến ngày 31/12) STT Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019 1 Doanh số hợp đồng ký kết -2% 3% 9% 6% Số lượng Khách hàng -1% 10% 7% 1% 2 Giải ngân -1% 1% 11% 3% 3 Thu nợ 4% 2% 3% 5%

4 Dư nợ cho vay -2% 1.5% 0.2% 0.6%

(Nguồn: Báo cáo từ NHCSXH gửi Văn phòng chính phủ)

Sau nghị định 61/2015/NĐ-CP ban hành vào cuối năm 2015, nhà nước không cấp thêm vốn cho Quỹ QGGQVL mà bổ sung từ các khoản trích từ lãi vay. NHCSXH các địa phương thực hiện các nghiệp vụ về cho vay như các ngân hàng TMCP. Năm 2016, do tác động từ nghị định mới, giá trị hợp đồng, giá trị giải ngân có sự giảm nhẹ, dẫn đến dư nợ cho vay giảm.Tuy nhiên tỉ lệ thu nợ tăng lên do các chính sách mới và các quy định chặt chẽ hơn. Sang giai đoạn tiếp theo, kể từ năm 2017 đến năm 2019, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể từ Bộ Tài Chính và hoạt động đi vào quy trình chuẩn chỉ. Bên cạnh đó, theo đà hồi phục kinh tế, tỉ lệ giải ngân và doanh số ký kết tăng trở lại. Đặc biệt năm 2018, là một năm hoạt động hiệu quả với con số tăng trưởng ấn tượng. Tỉ lệ dư nợ cho vay của Quỹ theo từng năm tăng trưởng thấp, không đáng kể.

Trong 5 năm. doanh số cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đạt 11.540 tỷ đồng, với 477 nghìn lượt khách hàng được vay vốn. Doanh số thu nợ của Quỹ là 10.323 nghìn tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2019, dư nợ cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đạt 4.453 tỷ đồng, với 164 nghìn khách hàng đang còn dư nợ.

2.2.2.2. Tỷ lệ dư nợ cho vay/ nguồn vốn khả dụng cho vay

Bảng 2.5: Tỷ lệ dự nợ cho vay/ nguồn vốn khả dụng cho vay của Quỹ QGGQVL giai đoạn 2015 – 2019 (Đơn vị tính: Tỷ đồng)

STT Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

1 Nguồn vốn 4412 4462 4482 4510 4539 2 Dư nợ cho vay 4280 4194 4258 4268 4293 3 Số vốn nhàn rỗi 133 268 224 242 246 4 Tỷ lệ dư nợ cho vay/ nguồn vốn 97% 94% 95% 95% 95% 5 Tỷ lệ vốn nhàn rỗi 3% 6% 5% 5% 5%

(Nguồn: Báo cáo từ NHCSXH gửi Văn phòng chính phủ)

Chỉ tiêu dự nợ cho vay/ nguồn vốn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả cho vay của Quỹ. Vì nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ. Việc để tỷ lệ vốn nhàn rỗi cao có thể gây lãng phí nguồn lực, nhất là khi lãi vay vốn của quỹ là thấp, và các đối tượng cần được hỗ trợ vẫn còn rất nhiều. Trong bối cảnh NSNN không bổ sung thêm nguồn vốn cho quỹ, việc đẩy mạnh cho vay, tăng hiệu quả sử dụng để có thể hỗ trợ được nhiều hơn cho người dân là vô cùng quan trọng.

Theo biểu đồ thống kê, tỉ lệ vốn nhàn rỗi tuy ở mức không cao (5 – 6%) nhưng thực tế là trên 200 tỉ đồng, gấp 6 – 7 lần số vốn bổ sung hàng năm vào quỹ (từ 30 – 50 tỷ đồng). Nếu sử dụng hiệu quả, số vốn này có thể hỗ trợ hơn 4000 lượt khách hàng mới. Đặc biệt, so với thời điểm NSNN cấp vốn, từ khi áp dung Nghị định mới (Nghị định 61/2015/NĐ-CP), tỉ lệ vốn nhàn rỗi tăng và duy trì ở mức 5 – 6% theo các năm. Nguyên do việc vốn nhàn rỗi vẫn còn tương đối lớn vì: (1) Quy trình thẩm định vẫn còn rườm rà nhiều bước và mất thời gian lâu ở các khâu thủ tục. (2) Cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm thêm các lượt khách hàng phù hợp.

2.2.2.3. Tỷ lệ nợ xấu, nợ khoanh

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu, nợ khoanh trên dư nợ cho vay

STT Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

1 Dư nợ cho vay 4280 4194 4258 4268 4293 2 Nợ xấu 61.2 58.6 52.5 47.86 49.1 3 Tỷ lệ nợ xấu 1.43 % 1.4% 1.23% 1.07% 1.12% 4 Nợ khoanh 33.9 32 29.2 27 27.9 5 Tỷ lệ nợ khoanh 0.8% 0.76 % 0.68 % 0.63% 0.65%

(Nguồn: Báo cáo từ NHCSXH gửi Văn phòng chính phủ)

Tỷ lệ nợ xấu và nợ khoanh của Quỹ QGGQVL hiện nay vẫn đang ở mức an toàn (tổng dưới 3%), do lãi suất cho vay thấp, ưu đãi. Đồng thời, mức vay vốn cũng ở mức thấp. Mức độ rủi ro cho vay từ Quỹ hiện tại vẫn thấp hơn rất nhiều các Ngân hàng thương mại, nhờ quy trình thẩm định chặt chẽ, có can thiệp từ các cấp chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, việc hoạt động không vì lợi nhuận giúp cho các khoản vay có tính ổn định và bền vững.

Theo báo cáo từ NHCSXH, đến ngày 31/12/2018, nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm là 47,86 tỷ đồng, giảm hơn 107 tỷ đồng so với năm 2012, chiếm tỷ lệ thấp 1.07% trên tổng dư nợ Quỹ. Tỷ lệ nợ quá hạn, giảm đều qua các năm. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2019, nợ quá hạn là 49,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,12% trên tổng dư nợ của Quỹ.

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo, tỉ lệ nợ nhóm 5 của các khoản nợ quá hạn chiếm đến 97%. Đây là nhóm nợ có khả năng mất vốn, có thể dẫn đến nguyên tắc bảo toàn vốn của Quỹ khó thực hiện được.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 86 - 90)

w