Quy trình cho vay của QuỹAn sinh Xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 41 - 46)

b) Khái niệm về cho vay của QuỹAn sinh Xã hội:

1.1.4.2. Quy trình cho vay của QuỹAn sinh Xã hộ

Về cơ bản, quy trình cho vay của các quỹ An sinh Xã hội là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của tổ chức tín dụng trong việc cho vay. Quy trình này bao gồm nhiều bước theo một trật tự nhất định. Có thể khái quát quy trình cho vay theo sơ đồ sau:

(1) Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ

Lập hồ sơ tín dụng là bước căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vốn. vay Lập hồ sơ là bước quan trọng vì nó là bước thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các bước sau, đặc biệt là bước phân tích và ra quyết định cho vay. Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và quỹ An sinh Xã hội, phương thức cho vay và quy mô khoản vay, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau. Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:

- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng; - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng; - Thông tin về bảo đảm tín dụng.

Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, quỹ An sinh Xã hội thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp các loại giấy tờ sau

- Giấy đề nghị cấp tín dụng; - Phương án sử dụng vốn;

- Hồ sơ pháp lý: giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký sản xuất kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động...;

- Hồ sơ tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của thời kỳ gần nhất;

-Hồ sơ về phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ;

- Hồ sơ về tài sản đảm bảo: các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nợ vay;

- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của quỹ. (2) Thẩm định hồ sơ vay

Thẩm định là việc thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến khách hàng, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay...

- Thông tin sử dụng trong công tác thẩm định gồm có: + Thông tin do khách hàng cung cấp;

+ Thông tin đã được lưu trữ tại quỹ;

+ Thông tin từ các đối tượng khác cung cấp; - Công tác thẩm định khách hàng gồm các bước: + Kiểm tra tư cách pháp lý;

+ Đánh giá khả năng tài chính; - Thẩm định phương án vay vốn; + Đánh giá tính khả thi;

+ Phân tích hiệu quả kinh tế; + Đánh giá khả năng trả nợ ;

- Công tác thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay gồm các bước: + Kiểm tra tính hợp lệ của tài sản đảm bảo;

+ Xác định giá trị còn lại của tài sản đảm bảo;

(3) Lập tờ trình: Tờ trình thẩm định là báo cáo kết quả công tác thẩm định và ý kiến đề xuất của nhân viên thẩm định để làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền ra quyết định cho

(4) Quyết định cho vay vay.

Quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay của khách hàng. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình cho vay vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các bước sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động cho vay của quỹ An sinh Xã hội.

Đây là bước quan trọng và cũng là bước dễ phạm phải sai lầm nhất. Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong bước này:

- Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt; - Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.

Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho quỹ. Loại sai lâm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hôi, gây thất thoát ngân sách nhà nước, tức là thiết hai về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín, giảm hiệu quả trong triển khai chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Nhằm hạn chế sai lầm, trong bước quyết định tín dụng, cũng giống như các tổ chức tín dụng, quỹ An sinh Xã hội thường chú trọng hai vấn đề:

- Thu thập thông tin và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định.

- Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết.

Trên cơ sở quyết định của hội đồng thẩm định, nhân viên tín dụng có trách nhiệm thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với khách hàng

(5) Ký hợp đồng

Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở bước trước. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo (ký kết các hợp đồng liên quan khác như hợp đồng thế chấp, hơp đồng cầm cổ.., thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý tài sản đảm bảo nợ vay). Nếu từ chối vay, quỹ An sinh Xã hội sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng được rõ.

(6) Giải ngân

Giải ngân là bước tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiến vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là bước tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là bước quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sot ở các bước trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không. Nguyên tác giải ngân là luôn luôn gắn liền hoạt động tiền tệ với hoạt động hàng hóa hoặc

dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, tránh gây khó khăn và phiên hà cho khách hàng.

(7) Tổ chức giám sát và thu hồi nợ

Sau khi đã giải ngân, quỹ An sinh Xã hội cần phải làm các bước: Kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, tình hình tài chính, và công nợ của khách hàng; kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm nợ vay; thu nợ.

(8-11) Thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng

Khi đến kỳ hạn trả nợ của khách hàng hoặc khi phát hiện rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng hoặc khi khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết, cán bộ tín dụng tiến hành thu hồi nợ vay. Trường hợp thu đủ nợ (9a), quỹ An sinh Xã hội và khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng cho vay. Trường hợp không thu đủ nợ (9b), quỹ An sinh Xã hội xem xét các biện pháp gia hạn nợ, đảo nợ nhằm tháo gỡ khó khăn tạm thời về nguồn vốn cho khách hàng (10b) hoặc tiến hành xử lý tài sản, khởi kiện đối với khách hàng không có thiện chí trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ (10c). Sau khi xử lý tài sản và khởi kiện, trường hợp quỹ An sinh Xã hội đã thu đủ nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi) và tiến hành thanh lý hợp đồng vay. Ngoài ra, sau khi áp dụng đủ các biện pháp nhưng vẫn không thu hồi đủ nợ, quỹ An sinh Xã hội tiến hành biện pháp xử lý rủi ro (như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan).

(12) Xử lý nợ vay

Nếu đến hạn trả nợ, bên đi vay không trả được nợ cho quỹ và không được đồng ý gia hạn/ điều chỉnh kỳ hạn nợ thì quỹ tiến hành xem xét chuyển nợ quá hạn, tiếp tục theo dõi để thu hồi nợ. Trường hợp xét khách hàng không thể trả được nợ,

quỹ xem xét biện pháp xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện để thu hồi nợ. Cuối cùng, khi vẫn không thể thu hồi đủ nợ, quỹ tiến hành các biện pháp xử lý rủi ro từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro cho vay đã trích lập để bù đắp khoản vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w