Sơ lược về Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 65 - 68)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

2.1.1. Sơ lược về Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

2.1. Khái quát về Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

2.1.1. Sơ lược về Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ Quốcgia giải quyết việc làm gia giải quyết việc làm

Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm ra đời từ năm 1992, trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm. Hiện nay, Quỹ cho vay giải quyết việc làm được thực hiện theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý và điều hành. Theo đó:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quỹ cho vay giải quyết việc làm. Hàng năm, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ kế hoạch phân bổ nguồn vốn, và giao chỉ tiêu thực hiện cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.

- Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn được phân bố.

- Quỹ cho vay giải quyết việc làm được đặt tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội có nhiệm vụ quản lý và cho vay theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Đây là chương trình

của Nhà nước về việc góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội.

Ngày 18/04/2003, Nghị định 39/2003/NĐ-CP được ban hành Quy định chi tiết và hướng dẫn về luật việc làm. Tại điều 2, Chương trình quốc gia về việc làm có đề cập: “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ Chương trình quốc gia về việc làm và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý điều hành hoạt động Quỹ quốc gia về việc làm.” Bên cạnh đó, “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ban hành Quy chế quản lý tài chính của Quỹ quốc gia về việc làm và Quỹ giải quyết việc làm ở địa phương.”

Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm hay còn được gọi là Quỹ Quốc gia về việc làm (Quỹ QGVVL) là Khoản tài chính dự trữ của quốc gia được lập để giải quyết việc làm và hỗ trợ dịch vụ việc làm. Quỹ quốc gia việc làm được tạo lập từ các nguồn sau: ngân sách nhà nước; khoản trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ việc làm

Đối tượng vay vốn từ Quỹ QGGQVL bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh; Người lao động; Một nhóm đối tượng sau sẽ được ưu tiên vay với lãi suất thấp hơn:

(1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;

(2) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.

Theo luật việc làm năm 2013, Đối tượng được vay vốn từ Quỹ QGGQVL khi có đủ các điều kiện sau đây:

(1) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;

(2) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;

(3) Có bảo đảm tiền vay.”

Nhóm đối tượng đặc biệt được vay vốn từ Quỹ QGGQVL với mức lãi suất thấp hơn khi có đủ các điều kiện sau đây:

(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

(2) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;

(3) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.”

Để củng cố tính chặt chẽ, ngày 09 tháng 07 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61 (61/2015/NĐ-CP) quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Tuy nhiên, đến ngày 23/09/2019, sau một thời gian hoạt động, Chính phủ ban hành nghị định 74/2019/NĐ-CP bổ sung và sửa đổi một số vấn đề còn tồn tại ở nghị định 61.

Bảng 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Mốc thời gian Sự kiện

Ngày 04/10/2002

- Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. - - Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 131/2002/QĐ-TTG về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội.

Ngày 18/04/2003 Nghị định 39/2003/NĐ-CP được ban hành Quy định chi tiết vàhướng dẫn về luật việc làm Ngày 05/04/ 2005 Thủ tướng ký quyết định số 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý điều

hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.

Ngày 07/12/2005 Bộ Tài chính ra thông tư số 107/2005/TT-BTV hướng dẫn lập,quản lý, sử dụng Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm tại địa phương và kinh phí quản lý quỹ

Ngày 23/01/2008 Quyết định 15/2008/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ngày 29/07/2008

Ban hành Thông tư liên tịch 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC- BKHĐT hướng dẫn Quyết định 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định 15/2008/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 71/2005/QĐ-TTg do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Ngày 31/12/2012 Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm vàDạy nghề giai đoạn 2012 – 2015 Ngày 09/07/2015 Chính phủ ban hành Nghị định 61 (61/2015/NĐ-CP) quy định vềchính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm Ngày 23/09/2019 Chính phủ ban hành nghị định 74/2019/NĐ-CP bổ sung và sửa đổi

một số vấn đề còn tồn tại ở nghị định 61.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w