Thành tựu của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 90 - 93)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

2.3.1. Thành tựu của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, ngày 11 tháng 4 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị quyết số 120/HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới, trong đó có quy định về việc thành lập Quỹ quốc gia giải quyết việc

làm (nay là Quỹ quốc gia về việc làm) để cho vay tín dụng ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ gia đình.

Giai đoạn 2008 - 2015, hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm nằm trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm nên nguồn vốn bổ sung mới cho Quỹ quốc gia về việc làm được phân bổ từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm hằng năm (bình quân ngân sách Trung ương cấp bổ sung cho Quỹ từ 250-300 tỷ đồng, riêng giai đoạn 2013-2015, ngân sách Trung ương chỉ cấp bổ sung cho Quỹ 45- 50 tỷ đồng (năm 2013 là 46 tỷ đồng, năm 2014 là 50 tỷ đồng và năm 2015 là 50 tỷ đồng)). Từ năm 2016 đến nay, dự án cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không còn nằm trong Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời do khó khăn về kinh tế, ngân sách Trung ương chưa bổ sung vốn cho Quỹ quốc gia về việc làm.

Mặc dù nguồn vốn không nhiều, nhưng hoạt động cho vay của Quỹ rất hiệu quả, góp phần quan trọng hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, nguồn vốn được bảo toàn, chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng Quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội không ngừng được mở rộng. Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, doanh số cho vay hằng năm từ 2.200-2.500 tỷ đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động mỗi năm, tỷ lệ nợ quá hạn thấp (khoảng 0,8% tổng dư nợ), tỷ lệ sử dụng vốn cao (hàng năm đạt trên 98% tổng nguồn vốn của Quỹ). Giai đoạn 2011 - 2015, cả nước hỗ trợ tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm cho khoảng 530 nghìn lao động. Năm 2016 thông qua Quỹ quốc gia về việc làm hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 105.000 lao động, năm 2017 hỗ trợ tạo việc làm cho 114.186 lao động. Đặc biệt, thông qua Quỹ quốc gia về việc làm đã hỗ trợ nhiều đối tượng lao động yếu thế như lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động ở khu vực nông thôn có cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Nhiều mô hình cho vay hiệu quả từ Quỹ quốc gia về việc làm như mô hình khôi phục làng nghề truyền thống; mô hình

khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; mô hình tổ tiết kiệm & vay vốn của Hội phụ nữ…đã góp phần hỗ trợ tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, tạo thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động và gia đình họ.

Đặc biệt, thông qua Quỹ quốc gia về việc làm đã hỗ trợ nhiều đối tượng lao động yếu thế như lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động ở khu vực nông thôn có cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình và cộng đồng (năm 2017, thông qua Quỹ quốc gia về việc làm đã tạo việc làm cho 2.520 lao động là người khuyết tật, 6.112 lao động là người dân tộc thiểu số; 6 tháng đầu năm 2018 đã hỗ trợ tạo việc làm cho 1.107 lao động là người khuyết tật và 4.502 lao động là người dân tộc thiểu số).

Nhiều mô hình cho vay hiệu quả từ Quỹ quốc gia về việc làm như mô hình khôi phục làng nghề truyền thống như làng nghề bó chổi thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư như mô hình kinh tế nông trại câu lạc bộ Nông trang xã Dực Yên, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh; mô hình tổ tiết kiệm & vay vốn của Hội phụ nữ Đông Thịnh, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; tổ tiết kiệm & vay vốn khối 9 phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn;…đã góp phần hỗ trợ tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, tạo thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động và gia đình họ…

Cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm đã tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp tại địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động cho vay vốn. Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội, các cơ quan có liên quan tại địa phương trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương. Thông qua hoạt động cho vay các tổ chức Hội đoàn thể có điều kiện quan tâm sát sao đến hội viên, nắm bắt tới từng cơ sở, đã gắn kết hoạt động kinh tế với nhiệm vụ chính trị của tổ chức mình, đẩy mạnh các phong trào thi đua

làm kinh tế giỏi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 90 - 93)

w