Quan niệm chung về hiệu quả cho vay quỹ An sinh Xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 47 - 50)

c) Tạo ra sự thịnh vượng cho cộng đồng địa phương

1.2.1. Quan niệm chung về hiệu quả cho vay quỹ An sinh Xã hộ

- Theo từ điển bách khoa Việt Nam (1995), “Hiệu quả”: “Kết quả mong muốn, hay là kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; có ý nghĩa khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau”. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất. Trong xã hội học, một hiện tượng, một sự việc có hiệu quả xã hội, tức là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội, đối với sự phát triển của lĩnh vực đó. Hiệu quả của một cuộc điều tra xã hội học là kết quả tối ưu đạt được so với mục tiêu của cuộc điều tra đó. Có thể phân loại hiệu quả theo các tiêu thức khác nhau, như: hiệu quả trước mắt, hiệu quả lâu dài, hiệu quả chung và hiệu quả riêng, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả xã hội

Trong nghiên cứu này, hoạt động cho vay của quỹ An sinh Xã hội được hiểu là sự chuyển nhượng một giá trị tiền tệ từ các quỹ An sinh Xã hội sang người đi vay (là các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng hỗ trợ của quỹ) nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Hoạt động cho vay của các quỹ An sinh Xã hội là một trong những công cụ để thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng, lĩnh vực cụ thể trong từng thời kỳ nhất định.

“Sự nâng cao hiệu quả” là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc. Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất thì nâng cao hiệu quả là sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Hiệu quả của hoạt động cho vay của các quỹ An sinh xã hội được phân tích theo hai khía cạnh “Hiệu quả Kinh tế” và “Hiệu quả xã hội”.

Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả xã hội (social efficiency) là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Hiệu quả của các mục tiêu xã hội cao khi các chỉ số như giải quyết công ăn, việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, Đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động, Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường…cũng ở mức cao

Trong nghiên cứu này, đề tài sẽ phân tích chuyên sâu về các hiệu quả kinh tế của hoạt động cho vay. Do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của các quỹ An

sinh Xã hội là sự gia tăng cả về quy mô và chất lượng khoản vay, tức là:

(i) Nâng cao hiệu quả về bề rộng bao gồm: quy mô cho vay mở rộng, số lượng khách hàng vay vốn quỹ An sinh Xã hội ngày càng gia tăng; đa dạng hóa phương thức cho vay. Đối với các quỹ An sinh Xã hội, hoạt động của các quỹ thường được quy định giới hạn bởi các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó lĩnh vực hỗ trợ cũng như đối tượng hỗ trợ được quy định cụ thể cho từng quỹ, do đó việc nâng cao hiệu quả cho vay thông qua đa dạng hóa đối tượng cho vay, mở rộng lĩnh vực cho vay thường bị bó buộc bởi quy định của pháp luật.

(ii) Nâng cao hiệu quả về chiều sâu hay chất lượng của khoản vay: tỷ lệ nợ xấu giảm, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, nguồn thu từ hoạt động cho vay giúp quỹ có thể tự chủ tài chính và cuối cùng là triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Đối với các quỹ An sinh Xã hội được giao thực hiện nhiệm vụ cho vay, thông thường dư nợ cho vay thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có, đồng nghĩa với việc đây là hoạt động chủ yếu của các quỹ. Chất lượng cho vay tốt giúp các quỹ An sinh Xã hội thực hiện tốt các nhiệm vụ được Nhà nước giao, đồng thời có nguồn thu để trang trải kinh phí hoạt động, cải thiện được tình hình tài chính của các quỹ An sinh Xã hội. Ngoài ra, các quỹ An sinh Xã hội hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn điều lệ do nguồn vốn cho vay chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, do đó việc nâng cao hiệu quả cho vay theo hướng nâng cao chất lượng khoản vay cũng là biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của quỹ An sinh Xã hội.

Việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay còn giúp lành mạnh hóa các quan hệ cho vay giữa quỹ An sinh Xã hội và người đi vay. Qua đó, người đi vay được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước thông qua hình thức vay vốn một cách công khai, minh bạch, bình đẳng. Quỹ An sinh Xã hội cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân thì đồng nghĩa với việc phải tổ chức giám sát, kiếm tra, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của người đi vay. Qua đó, đối với những khách hàng vay vốn yếu thế, hạn chế về năng lực, quỹ An sinh Xã hội còn giúp họ xây dựng kế hoạch

sản xuất, hướng dẫn sử dụng đồng vốn vay hiệu quả, cải thiện đời sống.

Đối với nền kinh tế, nền kinh tế hội nhập đã tạo ra không ít những cơ hội cũng như thách thức, sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, lưu thông hàng hoá cũng đã thúc đây hoạt động cho vay không ngừng phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu về vốn trong nên kinh tế. Tuy nhiên, đối với những lĩnh vực đặc thù, mức sinh lời thấp những hiệu quả xã hội cao, hoặc đối tượng khó khăn cần hỗ trọợ nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, việc tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng thương mại là khá khó khăn. Việc nâng cao hiệu quả cho vay của các quỹ An sinh Xã hội sẽ giúp tạo một kênh hỗ trợ hiệu quả, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển nền kinh tế toàn diện, giảm khoảng cách giàu nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w