Tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay của Quỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 93 - 94)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

2.3.2. Tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay của Quỹ

2.3.2.1. Tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay của Quỹ

Bên cạnh các kết quả và thành tựu đạt được, hoạt động cho vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm cũng gặp những khó khăn, tồn tại. Cụ thể:

(1) Các sản phẩm, dịch vụ cho vay của Quỹ QGGQVL còn đơn giản, chưa phong phú, đa dạng.

Hiện nay, Quỹ QGGQVL tập trung cho 2 đối tượng chủ yếu là các dự án cho người nghèo vay và dự án cho người đi nước ngoài lao động theo dạng hợp đồng. Tuy nhiên, đối tượng thứ hai lại rất mới chỉ có rất ít. Nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm còn hạn chế mới chỉ đáp ứng 30% - 35% nhu cầu vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Mặc dù đã được quy định trong Nghị định số 61/2015/NĐ-CP nhưng đến nay ngân sách TW vẫn chưa bổ sung nguồn vốn cho Quỹ quốc gia về việc làm để cho vay lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân người có công với cách mạng). Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, giai đoạn từ năm 2016 đến nay, quy mô sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất và người lao động từng bước chuyển từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn, định hướng tiêu thụ sản phẩm theo các mô hình chuỗi giá trị.

Quỹ chưa thực hiện các phương thức cho vay khác như ngân hàng thương mại (cho vay theo hạn mức , vốn lưu động, cho vay ngắn hạn). Do đó, hoạt động cho vay của Quỹ mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu vay vốn của khách cho vay hàng .

(2)Tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 cao, chất lượng việc làm cũng chưa đạt yêu cầu.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã được đưa về mức an toàn nhưng số dư nợ xấu hiện nay của Quỹ đều thuộc nhóm 5. Đây là nhóm nợ có nguy cơ rất cao , là nợ có khả năng mất vốn , điều này có thể dẫn đến nguyên tắc bảo toàn vốn điều lệ của Quỹ khó có thể thực hiện. Hoạt động cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng vay là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thấp.Trong giai đoạn tới thị trường lao

động ngày càng sôi động hơn, phát triển hơn, nhu cầu việc làm chất lượng hơn, bền vững hơn, khởi nghiệp của người lao động, nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, của lao động thanh niên, lao động nông thôn … đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức với việc nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước và NHCSXH.

(3)Một số quy định về cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm chưa phù hợp với thực tiễn

Quy định về lãi suất cho vay từ Quỹ bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo (thấp hơn mức lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo) trong khi đây không phải là các đối tượng ưu tiên dẫn đến tâm lý ỷ lại của các đối tượng, không khuyến khích họ trả nợ đúng hạn và tạo sự không công bằng với các chương trình tín dụng ưu đãi khác của Ngân hàng Chính sách xã hội.

(4) Nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm còn hạn chế.

Từ năm 2016 đến nay ngân sách nhà nước không cấp bổ sung vốn cho Quỹ, nguồn vốn của Quỹ chỉ được bổ sung một phần từ tiền lãi cho vay (10% tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm hằng năm) nên mới chỉ đáp ứng 30-35% nhu cầu vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; mặc dù đã được quy định trong Nghị định số 61/2015/NĐ-CP nhưng đến nay ngân sách Trung ương vẫn chưa bổ sung nguồn vốn cho Quỹ quốc gia về việc làm để cho vay lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân người có công với cách mạng)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 93 - 94)

w