Mô hình hoạt động của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 68 - 71)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

2.1.2 Mô hình hoạt động của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản lý Quỹ

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Chương trình giải quyết việc làm và Quỹ cho vay giải quyết việc làm phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ nguồn vốn, và giao chỉ tiêu thực hiện cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan trung ương của các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam và Bộ Quốc phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và cơ quan trung ương thực hiện Chương trình được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ theo quy định tại Quyết định này.

Quỹ cho vay giải quyết việc làm được đặt tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội có nhiệm vụ quản lý và cho vay theo các quy định tại

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Quyết định này.

2.1.2.2. Vai trò của các cơ quan quản lý: a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm và 5 năm, kế hoạch bổ sung ngân sách hàng năm cho Quỹ để Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo quy định. Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả sử dụng Quỹ, định kỳ 6 tháng, năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b)Bộ Tài chính

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch bổ sung ngân sách hàng năm cho Quỹ, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước để Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo quy định của Quyết định này. Quy định nội dung chi và định mức chi quản lý Quỹ; kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí quản lý Quỹ theo quy định.

c) Các cơ quan Trung ương thực hiện Chương trình

Các cơ quan có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm và 5 năm, kế hoạch sử dụng Quỹ; tổ chức thực hiện, quản lý và điều hoà nguồn vốn của Quỹ đã được Chính phủ giao. Hướng dẫn cấp dưới xây dựng dự án vay vốn theo quy định; chỉ đạo thực hiện việc phân cấp thẩm định và ra quyết định cho vay các dự án thuộc phạm vi quản lý cho cấp dưới (tỉnh, huyện, xã) theo hướng dẫn của liên Bộ. Chỉ đạo cấp dưới thực hiện đúng cơ chế, chính sách cho vay từ Quỹ; kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; báo cáo định kỳ quý, 6 tháng và hàng năm theo quy định của liên Bộ.

d) Ngân hàng Chính sách xã hội

NHCSXH có nhiệ vụ chỉ đạo cấp dưới xem xét, đánh giá về phương diện tài chính của dự án để làm cơ sở cho Uỷ ban nhân dân và cơ quan thực hiện Chương

trình các cấp xem xét khi thẩm định và ra quyết định cho vay theo thẩm quyền. Tham gia thẩm định dự án và thực hiện giải ngân dự án, thu hồi nợ; hướng dẫn quy trình, thủ tục giải ngân, thu hồi vốn, xử lý nợ đảm bảo chặt chẽ, đơn giản, tránh phiền hà cho người vay. Thực hiện việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng và năm về tình hình và kết quả thực hiện cho vay từ Quỹ theo quy định của liên Bộ.

e) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố chị trách nhiệm xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm và 5 năm, kế hoạch sử dụng Quỹ; tổ chức thực hiện, quản lý và điều hoà Quỹ đã được Chính phủ giao; chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn xây dựng dự án vay vốn theo quy định; quyết định phê duyệt và phân cấp phê duyệt dự án; đồng thời chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của dự án vay vốn Quỹ cho vay giải quyết việc làm. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cơ quan thực hiện chương trình và Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương thực hiện đúng cơ chế, chính sách cho vay từ Quỹ; kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; báo cáo định kỳ quý, 6 tháng và năm theo quy định của liên Bộ.

2.1.2.3. Phương thức cho vay dự án a) Đối với hộ gia đình:

(1) Đối với các dự án vay vốn thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh và nguồn vốn do các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội quản lý (trừ nguồn vốn do Hội người mù quản lý): Áp dụng phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) trên cơ sở thiết lập các Tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, bản như cơ chế cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

(2) Đối với những nơi đã có Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đang hoạt động thì Tổ trưởng Tổ TK&VV tổ chức kết nạp người vay vào Tổ để họ thực hiện các thủ tục vay vốn Ngân hàng.

(3) Đối với những nơi chưa có Tổ TK&VV thì Ngân hàng nơi cho vay phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương để chỉ đạo thành lập Tổ TK&VV

để người vay thực hiện các thủ tục vay vốn Ngân hàng.

b) Đối với các dự án thuộc nguồn vốn do Hội người mù quản lý: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp thông qua các dự án, có thể là dự án nhóm hộ hoặc dự án do người vay vốn trực tiếp làm chủ dự án.

c) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại Hội sở Ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w