Nguyên nhân vềnhững tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 94 - 99)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

2.3.3. Nguyên nhân vềnhững tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

vay của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay của Quỹ QGGQVL căn cứ trên từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý như sau:

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

a) Bộ máy quản lý của Quỹ QGGQVL còn tương đối cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm rà

Quỹ QGGQVL hoạt động theo cơ chế đứng đầu bộ máy quản lý là Hội đồng quản lý Quỹ gồm Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ. Quỹ do Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập và giao Giám đốc Sở Tài chính làm chủ tài khoản. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương, nhu cầu giải quyết việc làm và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, bố trí một phần kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương để lập Quỹ việc làm địa phương, trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Việc bố trí nhân lực như vậy khiến hoạt động chưa hiệu quá, thiếu tính chuyên nghiệp do quản lý theo chế độ kiêm nhiệm: vừa làm công tác quản lý Nhà nước vừa điều hành hoạt động của Quỹ nên thời gian thực tế dành cho hoạt động của Quỹ không nhiêu, chưa bám sát và theo dõi được công việc của Quỹ.

b) Cơ cầu tổ chức của Quỹ chưa phù hợp, một số bộ phận quan trọng chưa được coi trọng

HIện tại nguồn vốn được Quản lý và huy động từ quá nhiều cơ quan quản lý chủ thể khiến cho việc kiểm soát ngoài càng khó khăn. Thế nhưng, việc trực tiếp làm việc với khách hàng lại giao khoán hết cho các cán bộ tín dụng của NHCSXH. Một cán bộ tín dụng phải phụ trách toàn bộ các khâu tác nghiệp từ tiếp xúc khác hàng, thu thập hồ sơ, thẩm định hồ sơ vay vốn, soạn thảo hợp đồng, công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, giải ngân, theo dõi khoản vay, thu hồi nợ, đôn đốc xử lý nợ. Việc ôm đồm nhiều công việc như vậy khiến cán bộ tín dụng bị quá tải, không phát huy được tổi đa chuyên môn trong công tác thẩm định, giám sát vốn vay, dễ xảy ra sai sót không đáng có.

c) Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại còn hạn chế. Quỹ đã áp dụng hệ thống thông tin quản lý về tín dụng tuy nhiên còn chưa tập trung và hiệu quả. Quỹ chưa có chương trình, phần mềm quản lý hồ sơ khách hàng, các thông tin liên quan đến khách hàng như tài sản thế chấp, bảo lãnh. lịch sử tín dụng... đều được nhập và khai thác trên word và/hoặc exel. Do đó, để thu thập, tổng hợp số liệu cần nhiều thời gian; việc kiểm soát, lưu trữ, phân tích thông tin đầu vào, đầu ra còn nhiều hạn chế. Qua đó dẫn đến tình trạng thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay, trong quá trình thẩm định cán bộ tin dụng phần

lớn dựa trên tài liệu, thông tin do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin, đặc biệt là các số liệu, thông tin về tài chính của doanh nghiệp. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thẩm định khách hàng vay vốn, theo dõi khoản vay, làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay của Quỹ.

Ngoài ra, do công nghệ thông tin còn hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân khiến Quỹ khó phát triển sản phẩm mới (đặc biệt là các sản phẩm cho vay ngắn hạn, cho vay vốn lưu động), điều này dẫn đến sản phẩm dịch vụ của Quỹ còn đơn giản, chưa phong phú và đa dạng.

d) Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ.

Bộ phận kiểm soát nội bộ của Quỹ đã được thành lập và đi vào hoạt động, tuy nhiên do lực lượng cán bộ còn mỏng, chưa đủ trình độ chuyên môn nên công tác kiểm soát nội bộ của Quỹ chủ yếu thực hiện kiểm soát toàn bộ hoạt động chung của Quỹ. Công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng chưa thực sự được chú trọng, chỉ trong một số trường hợp cần thiết,. Các báo cáo của bộ phận kiểm soát nội bộ là kết quả tổng hợp, thống kê số liệu từ báo cáo của phòng Tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, tính kiểm tra và các cảnh báo liên quan đến rủi ro trong hoạt động tín dụng.

e) Chất lượng nhân sự của Quỹ còn chưa cao, chưa có kinh nghiệm trong thẩm định cho vay

Nguồn cán bộ của Quỹ đa phần là mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong thẩm định Hồ sơ vay vốn, chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp trong công tác cho vay, đặc biệt là trong lĩnh vực việc làm với tính chất dự án vay vốn tương đối đặc thù. Trong quá trình thẩm định, khả năng và trình độ để đánh giá đúng hiệu quả cũng như mức độ rủi ro của phương án, dự án còn hạn chế; các kỹ năng và chuyên môn thẩm định tài chính, kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu, làm giảm hiệu quả công việc; cán bộ tín dụng chấp hành không đầy đủ quy trình, quy chế nghiệp vụ đã ban hành. Các cán bộ tín dụng có trách nhiệm phụ trách hồ sơ vay vốn từ khi cho vay, giải ngân và thu nợ nên khối lượng công việc ngày càng nhiều dẫn đến nguy coơ không kiểm soát được toàn diện và

đầy đủ về tình hình khách hàng mà mình quản lý. 2.3.3.2.Nguyên nhân khách quan:

a) Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, tạo nhiều kẽ hở dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu

Trên thực tế, việc các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay thế, sửa đổi, bổ sung gây không ít khó khăn và tiêm ẩn nhiều rủi ro cho các tổ chức tín dụng nói chung và cho các quỹ An sinh Xã hội có hoạt động cho vay nói riêng. Quy định về kiểm soát việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh còn chưa được chặt chẽ, chưa phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp. Quy định về chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán chưa chặt chẽ dẫn đến các doanh nghiệp khi gửi báo cáo tài chính và báo cáo thuế không giống nhau, chất lượng báo cáo tài chính không đảm bảo, không chấp hành đúng quy định về hạch toán, kế toán, dẫn đến sai sót trong khâu thẩm định cho vay, ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay.

c) Chính sách tuyên truyền của Nhà nước chưa hiệu quả.

Công tác cho vay vốn tại các huyện nghèo vùng miền núi cũng gặp một số hạn chế, khó khăn như: Việc di cư tự do của đồng bào thiểu số tại một số xã vùng giới gây ra nhiều khó khăn trong quản lý nợ. Mặt bằng dân trí, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Việc lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn với hoạt động tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm chưa đồng bộ làm hạn chế hiệu quả vốn vay. Hiệu quả tuyên truyền, vận động đồng bàot thiểu số thay đổi một số tập quán sinh hoạt, tư duy sản xuất chưa thực sự rõ nét. Một bộ phận khá lớn còn chậm thay đổi về nếp nghĩ, cách làm, thậm chí còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, kết quả thực hiện một số hoạt động chủ yếu của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Sau đó, nội dung Chương 2 đi vào trình bày cụ thể về thực trạng hoạt động chO vay của Quỹ QGGQVL giai đoạn 2015- nay, đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế. Mục đích của học viên là muốn có cái nhìn khách quan để nhận ra những mặt ưu điểm và hạn chế để từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị sát thực với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của Quỹ QGGQVL ở Chương sau .

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w