1 bỏ cuộc do đã tăng cân t ốt
2.3.4.3. Nhóm chỉ số đánh giá tình trạng tiêu chảy cấp:
Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập trong suốt thời gian tiến hành can thiệp.
Bệnh nhân được xác định là có tiêu chảy cấp khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều nước hơn bình thường với số lần đi ngoài >3 lần/24h và trong nghiên cứu này chỉ chọn bệnh nhân từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh đến lúc được tuyển chọn vào trong nghiên cứu <5 ngày.
Xác định tác nhân gây bệnh là do Rotavirus: Mẫu bệnh phẩm phân của trẻ tiêu chảy được thu thập và xét nghiệm ngay trong vòng 1h sau khi đi ngoài. Bệnh phẩm được soi tươi dưới kính hiển vi điện tử: để xác định xem có hồng bạch cầu trong phân không.
Xác định chắc chắn bệnh nhân nhiễm Rotavirus: bằng kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme (ELISA). Nguyên lý của phản ứng ELISA đó chính là phức hợp kháng nguyên – kháng thể được phát hiện nhờ enzyme gắn lên kháng nguyên và kháng thể tác động lên một cơ chất tương ứng. Cơ chất bị phân huỷ tạo nên một sản phẩm có màu. Dựa trên sự xuất hiện có màu hay không của môi trường để đọc kết quả. Lượng kháng nguyên - kháng thể tỉ lệ thuận với lượng cơ chất bị phân huỷ hay tỉ lệ thuận với đậm độ nhạt màu của môi trường phản ứng. Ưu điểm của phản ứng ELISA là có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, kết quả nhanh và đơn giản có thể thực hiện nhiều mẫu một lúc.
Bệnh nhân được thăm khám toàn diện nhằm phát hiện ra các dị tật bẩm sinh, bệnh lý mạn tính hay các nhiễm trùng cấp ở các cơ quan khác của cơ thể. Sốt: Trẻ được đo nhiệt độ nách. Nếu nhiệt độ >37,50
C thì được coi là sốt. Với bệnh nhân có sốt ở nhà thì cũng được ghi nhận lại dựa vào hỏi bệnh sử của trẻ qua bảng (phụ lục1)
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng mất nước [8]:
Bảng 2.1. Phân loại mức độ mất nƣớc Đánh giá Lƣợng dịch mất đi ≈ % trọng lƣợng của cơ thể Lƣợng dịch mất đi tính theo ml/kg trọng lƣợng cơ thể
Không có dấu hiệu mất nước
< 5% < 50ml/kg
Có mất nước 5-10% 50 -100 ml/kg
Thực tế trên lâm sàng, đánh giá mức độ mất nước thường dựa vào bảng sau
Bảng 2.2. Đánh giá và phân loại lâm sàng tiêu chảy mất nƣớc
Đánh giá Phân loại
Khi có 2 trong các dấu hiệu sau:
Li bì hoặc khó đánh thức
Mắt trũng
Không uống được nước hoặc uống kém
Nếp véo da mất rất chậm
Mất nƣớc nặng
Khi có 2 trong các dấu hiệu sau:
Vật vã kích thích
Mắt trũng
Uống nước háo hức, khát
Nếp véo da mất chậm
Có mất nƣớc
Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng
Không mất nƣớc
Các chỉ số theo dõi của một đợt tiêu chảy
- Số lần đi ngoài /24h diễn biến qua từng ngày từ khi bắt đầu điều trị cho đến khi khỏi bệnh.
- Ước lượng lượng nước mất qua phân thông qua tính chất phân để đánh giá tình trạng và mức độ của bệnh: Phân toé nước: phân chỉ toàn nước và hầu như như không có phân
Phân lỏng nhiều nước: Phân có nhiều nước và có lẫn cả cái phân Phân sệt: phân nát, sệt không thành khuôn và có ít nước
- Thời gian của một đợt tiêu chảy: Khi trẻ hết tiêu chảy được xác định khi ngày (giờ) đầu tiên của 72h đầu của
đợt tiêu chảy khi mà trẻ không còn tiêu chảy nữa. - Thời gian tiếp tục mắc tiêu chảy sau can thiệp. - Mức độ mất nước và mức độ nặng của bệnh - Sự thèm ăn trở lại của trẻ.
- Sự phục hồi cân nặng sau tiêu chảy
Các chỉ số huyết học phản ảnh tình trạng phản ứng của cơ thể đối với Rotavirus
Công thức bạch cầu: Số lượng và phân loại bạch cầu được tiến hành trên máy Huyết Học tự động XT1800i.
Nguyên lý: theo hai nguyên lý là trở kháng và laser. Máy huyết học tự động XT1800i phân tích các thông số huyết học dựa trên công nghệ VSC
V (volume) thể tích: đo kích thước tế bào.
C (conductivity) độ dẫn điện: đo các thành phần cấu trúc bên trong tế bào S (scatter) độ phân tán ánh sáng: đo bề mặt tế bào, tính phân thuỳ của nhân và độ kết hạt.
Bình thường số lượng bạch cầu ở trẻ trên 1 tuổi từ 6000-8000/mm3
và công thức bạch cầu được trình bày theo sơ đồ dưới đây [35]:
Sơ đồ 2.2. Đƣờng biểu diễn tỷ lệ % của bạch cầu đa nhân và bạch cầu lympho theo lứa tuổi