Đặc điểm một số chỉ số huyết học và hóa sinh máu của 3 nhóm nghiên cứu trƣớc can thiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá hiệu quả bổ sung kẽm và một số vitamin ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do rotavirus (Trang 101 - 102)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.3. Đặc điểm một số chỉ số huyết học và hóa sinh máu của 3 nhóm nghiên cứu trƣớc can thiệp.

nghiên cứu trƣớc can thiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình MCV và MCH của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp là 72,6fl và 24pg, như vậy các giá trị này đều thấp hơn giá trị bình thường (bảng 3.6). Hàm lượng Hemoglobin trung bình của đối tượng nghiên cứu là 11,1 g/dl là ở giới hạn thấp chính vì vậy tỷ lệ thiếu máu ở đối tượng nghiên cứu là khá cao (nhóm Zn-VitA là 37%, nhóm Zn là 51,1% và nhóm Zn-Bcomplex là 27,7%). Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về các chỉ số huyết học trung bình giữa 3 nhóm nghiên cứu tuy nhiên tỷ lệ thiếu máu ở nhóm Zn là cao hơn so với hai nhóm Zn-VitA và nhóm Zn-Bcomplex. Tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu có cao hơn so với tỷ lệ thiếu máu trung bình của toàn quốc (29,2%), là do đối tượng nghiên cứu đều là trẻ SDD bị tiêu chảy cấp. Những trẻ này bị SDD kéo dài, chế độ ăn và chế độ chăm sóc không đảm bảo nên thường kèm theo thiếu máu.

Đối với các chỉ số bạch cầu và các chỉ số về protein, albumin huyết thanh trong máu của nhóm trẻ nghiên cứu đều trong giới hạn bình thường, không thấy có sự khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm nghiên cứu (bảng 3.7), (bảng 3.8).

Tóm lại, kết quả nghiên cứu về đặc điểm của 3 nhóm trẻ trước can thiệp thể hiện sự đồng nhất về tuổi, giới và tiền sử dinh dưỡng cũng như uống vitamin A, đồng nhất về tình trạng bệnh lý tiêu chảy và thời gian nhập viện của cả 3 nhóm. Tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu, công thức, số lượng bạch cầu và về các chỉ số hoá sinh máu cũng không có sự khác biệt giữa các nhóm.

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá hiệu quả bổ sung kẽm và một số vitamin ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do rotavirus (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)