KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.2.4. Ảnh hưởng của can thiệp đối với tình trạng protein và albumin máu
máu
Nghiên cứu của Lê Thị Tuyết [22] cho thấy có 34,7% bệnh nhân SDD có protein máu <60 g/l và 13,3% bệnh nhân có albumin huyết thanh <35 g/l. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.19) thì trên 20% bệnh nhân có protein máu giảm và trên 10% bệnh nhân có albumin giảm, tỷ lệ của chúng tôi thấp hơn là do chúng tôi chỉ chọn bệnh nhân SDD thể nhẹ cân độ I, II còn trong nghiên cứu của Lê Thị Tuyết [22] tác giả chọn tất cả các bệnh nhân SDD kể cả SDD nặng cấp tính. Theo Nguyễn Thị Phương [16] 75% trẻ SDD độ III bị giảm albumin huyết thanh, thậm chí <25g/l và 50% trẻ SDD bị giảm albumin. Albumin giảm là do sự tổng hợp ở gan bị suy giảm, nhất là ở thể nặng, nó phản ảnh tốt hơn protein toàn phần vì trong protein toàn phần còn có globulin, có thể tăng cao trong một số bệnh nhiễm trùng sẽ làm che lấp sự giảm protein. Nghiên cứu của chúng tôi đều có tỷ lệ thấp hơn các tác giả trên là do bệnh nhân SDD trong các nghiên cứu của các tác giả khác đều là độ II, III, điều này càng khẳng định rõ thêm SDD càng nặng thì tỷ lệ giảm albumin máu càng cao. Kết quả nghiên cứu sau can thiệp chúng tôi thấy rằng hàm lượng protein đã có cải thiện đáng kể ở cả 3 nhóm, tuy nhiên mức tăng không có sự khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm. Hàm lượng albumin chưa có sự cải
thiện có ý nghĩa ở cả 3 nhóm. Theo chúng tôi, có thể do tình trạng bệnh TCC được cải thiện, hơn nữa sau bệnh lý nhiễm trùng cơ thể sinh ra các kháng thể nên đã làm tăng protein toàn phần.