HIỆU QUẢ CỦA 3 PHÁC ĐỒ BỔ SUNG KẼM TRONG ĐIỀU TRỊ TRẺ SUY DINH DƢỠNG MẮC TIÊU CHẢY CẤP DO ROTAVIRUS

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá hiệu quả bổ sung kẽm và một số vitamin ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do rotavirus (Trang 67 - 71)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2HIỆU QUẢ CỦA 3 PHÁC ĐỒ BỔ SUNG KẼM TRONG ĐIỀU TRỊ TRẺ SUY DINH DƢỠNG MẮC TIÊU CHẢY CẤP DO ROTAVIRUS

TRẺ SUY DINH DƢỠNG MẮC TIÊU CHẢY CẤP DO ROTAVIRUS 3.2.1. Hiệu quả của 3 phác đồ bổ sung kẽm đến sự phục hồi chỉ số nhân trắc và tình trạng dinh dƣỡng ở trẻ suy dinh dƣỡng mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus:

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy:

Về cân nặng: ở cả 3 nhóm sau 1 tháng can thiệp có sự tăng cân rõ rệt so với trước can thiệp (p<0,001), nhóm được bổ sung Zn-Vit A tăng 0,53 ± 0,27 kg, nhóm bổ sung Zn tăng 0,54 ± 0,27 kg và nhóm bổ sung Zn- Bcomplex tăng 0,51 ± 0,26 kg. Tuy nhiên, chưa có sự khác biệt về mức tăng cân nặng giữa 3 nhóm (p>0,05).

Tương tự như cân nặng, chỉ số Z-score CN/T ở cả 3 nhóm đã có sự cải thiện tốt sau can thiệp so với trước can thiệp (có ý nghĩa với p<0,001). Chỉ số Z-score CN/T ở nhóm bổ sung Zn-Vit A tăng 0,20 ± 0,34; nhóm bổ sung Zn tăng 0,21 ± 0,25 và nhóm bổ sung Zn-Bcomplex tăng 0,20 ± 0,24. Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức tăng chỉ số Z-score CN/T giữa 3 nhóm nghiên cứu.

Bảng 3.9. Hiệu quả tăng cân nặng và chiều cao ở 3 nhóm trẻ sau can thiệp

Thời điểm Nhóm dùng (Zn- VitA) (n=46) Nhóm dùng Zn (n=47) Nhóm dùng Zn- Bcomplex (n=47) Cân nặng (kg, X ± SD) T0 7,48 ± 0,93 7,61 ± 0,85 7,47 ± 0,79 T1 7,97 ± 0,92** 8,15 ± 0,92** 7,99 ± 0,78** T1– T0 0,53 ± 0,27 0,54 ± 0,27 0,51 ± 0,26 Chiều cao (cm, X ± SD) T0 73,21 ± 5,0 73,51 ± 4,6 72,7 ± 3,97 T1 75,14 ± 5,0** 75,0 ± 4,59** 74,53 ± 3,71** T1– T0 1,87 ± 1,2# 1,50± 0,82 1,84 ± 1,08# Z-score CN/T (X ± SD) T0 -1,89 ± 0,36 -1,92 ± 0,46 -1,86 ± 0,37 T1 -1,69 ± 0,47** -1,72 ± 0,51** -1,66 ± 0,35** T1– T0 0,20 ± 0,34 0,21 ± 0,25 0,20 ± 0,24 Z-score CC/T (X ± SD) T0 -1,79 ± 0,78 -1,94 ± 0,61 -1,94 ± 0,58 T1 -1,56 ± 0,87** -1,84 ± 0,72** -1,75 ± 0,63** T1– T0 0,23 ± 0,24# 0,10 ± 0,23 0,19 ± 0,27# ** p<0,001 vs T0 cùng nhóm, Pair-Samples T test # p<0,05 vs nhóm Zn, (ANOVA Test)

Về chiều cao: cả 3 nhóm đều có sự tăng chiều cao đáng kể so với trước can thiệp (p<0,001). Tuy nhiên sự tăng chiều cao ở nhóm bổ sung kẽm đơn thuần là thấp nhất (1,5 cm) thấp hơn rõ rệt so với nhóm bổ sung Zn-Vit A (1,87 cm) với p<0,05. Mức tăng chiều cao của nhóm bổ sung kẽm đơn thuần

cũng thấp hơn so với nhóm bổ sung Zn-Bcomplex (1,84 cm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mức tăng chiều cao của nhóm bổ sung Zn-Vit A và nhóm bổ sung Zn-Bcomplex là tương đương nhau (p>0,05).

Cũng giống như chiều cao, chỉ số Z-score CC/T ở cả 3 nhóm đều tăng đáng kể sau can thiệp so với trước can thiệp (với p<0,001). Chỉ số Z-score CC/T ở nhóm bổ sung Zn-VitA tăng cao nhất là 0,23 ± 0,24; sau đó là nhóm bổ sung Zn-Bcomplex tăng 0,19 ± 0,27 và tăng thấp nhất là nhóm bổ sung Zn đơn thuần (tăng 0,10 ± 0,23). Mức tăng chỉ số Z-score CC/T của nhóm bổ sung Zn-VitA và nhóm bổ sung Zn-Bcomplex là tương đương nhau (p>0,05) nhưng cao hơn đáng kể so với mức tăng ở nhóm bổ sung Zn đơn thuần (p<0,05). 73.9 68.1 74.1 15.2 8.5 14.8 10.912.8 12.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 T ỉ l ệ %

Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm

Zn-Vit A Zn

Zn-B complex

Biểu đồ 3.1. Hiệu quả giảm tỷ lệ SDD sau can thiệp ở 3 nhóm nghiên cứu

Mức giảm tỷ lệ SDD các thể nhẹ cân, thấp còi, gày còm ở cả 3 nhóm được trình bày ở biểu đồ 3.1.

Đối với SDD thể nhẹ cân: mức giảm tỷ lệ SDD ở cả 3 nhóm sau 1 tháng can thiệp là khá cao, cao nhất là nhóm dùng Zn-Bcomplex (74,1%), sau đó là nhóm dùng Zn-VitA (73,9%) và thấp nhất là nhóm dùng Zn (68,1%), tuy nhiên không có sự khác biệt về mức giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giữa 3 nhóm nghiên cứu (p>0,05).

Đối với SDD thể thấp còi: tỷ lệ SDD có xu hướng giảm nhiều nhất là nhóm dùng Zn-VitA (15,2%), nhóm dùng Zn-Bcomplex giảm 14,8% và giảm ít nhất là nhóm dùng Zn đơn thuần là 8,5%. Tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về mức giảm tỷ lệ SDD thể thấp còi giữa 3 nhóm nghiên cứu (p>0,05).

Đối với SDD thể gày còm: mức giảm tỷ lệ SDD ở cả 3 nhóm là tương đương nhau (p>0,05) với nhóm dùng Zn đơn thuần và nhóm dùng Zn- Bcomplex cùng giảm 12,8% và nhóm dùng Zn-VitA giảm 10,9%.

Bảng 3.10. Sự thay đổi mức độ SDD ở cả 3 thể sau can thiệp ở 3 nhóm nghiên cứu Mức độ SDD Nhóm dùng (Zn-VitA) (n=46) Nhóm dùng Zn (n=47) Nhóm dùng Zn-Bcomplex (n=47) Giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân theo mức độ (%) Độ I 63,1 57,5 68,9 Độ II 10,8 10,6 5,2 Giảm tỷ lệ SDD thể thấp còi theo mức độ (%) Độ I 8,7 4,3 10,7 Độ II 6,5 4,2 4,1 Giảm tỷ lệ SDD thể gày còm theo mức độ (%) Độ I 8,7 6,4 10,5 Độ II 2,2 6,4 2,3

Kết quả sự thay đổi mức độ SDD các thể nhẹ cân, thấp còi, gày còm ở 3 nhóm nghiên cứu được trình bày trên bảng 3.10.

Về sự thay đổi mức độ SDD thể nhẹ cân: kết quả cho thấy hầu hết sự thay đổi tỷ lệ SDD thể này là ở độ I, độ I giảm nhiều nhất ở nhóm dùng Zn- Bcomplex (68,9%), sau đó là nhóm dùng Zn-VitA (63,1%) và thấp nhất là nhóm dùng Zn (57,5%), tuy nhiên sự thay đổi này không có sự khác biệt giữa 3 nhóm. Sự thay đổi SDD thể nhẹ cân độ II với nhóm Zn-VitA và nhóm Zn lần lượt là 10,8% và 10,6% cao hơn so với nhóm Zn-Bcomplex (5,2%), tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Về sự thay đổi mức độ SDD thể thấp còi: kết quả cho thấy suy dinh dưỡng độ I giảm nhiều nhất ở nhóm Zn-Bcomplex (10,7%), sau đó là nhóm Zn-VitA (8,7%) và nhóm Zn giảm thấp nhất (4,3%). Sự thay đổi độ II nhiều nhất là nhóm Zn-VitA (6,5%), nhóm Zn và nhóm Zn-Bcomplex giảm lần lượt là 4,2% và 4,1%, tuy nhiên chưa có sự khác biệt về sự thay đổi mức độ SDD thể thấp còi giữa 3 nhóm nghiên cứu.

Về sự thay đổi mức độ SDD thể gày còm: tỷ lệ SDD thể này giảm ở cả độ I và độ II. Với độ I, nhóm Zn-Bcomplex giảm 10,5%, nhóm Zn-VitA giảm 8,7% và nhóm Zn giảm 6,4%. Với độ II, nhóm Zn-VitA và nhóm Zn- Bcomplex giảm lần lượt là 2,2% và 2,3%, nhóm Zn giảm 6,4%. Tuy nhiên, chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thay đổi mức độ SDD thể gày còm giữa 3 nhóm nghiên cứu sau 1 tháng can thiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá hiệu quả bổ sung kẽm và một số vitamin ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do rotavirus (Trang 67 - 71)