Hiệu quả của can thiệp đến công thức bạch cầu

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá hiệu quả bổ sung kẽm và một số vitamin ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do rotavirus (Trang 133 - 135)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.3.3. Hiệu quả của can thiệp đến công thức bạch cầu

Trong nghiên của chúng tôi thấy không có sự khác biệt gì giữa 3 nhóm về thay đổi công thức bạch cầu cũng như không có sự thay đổi gì về công thức bạch cầu trước và sau can thiệp của mỗi nhóm. Ngay từ 1985 Ongsakul đã thấy thiếu vitamin A ở chuột thì làm suy giảm chức năng thực bào của các tế bào đại thực bào [101]. Tuy nhiên khi nghiên cứu ở trẻ em có thiếu hụt vitamin A, với mức retinol huyết thanh dưới 0,7mmol/l thì không thấy sự thay đổi gì về đặc tính diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính [41]. Bên cạnh vai trò của vitamin A đối với hệ miễn dịch bẩm sinh thì vitamin A còn có vai trò điều hòa đáp ứng miễn dịch. Trong thiếu hụt vitamin A làm suy giảm chức năng cũng như sự phát triển của các mô lympho, giảm sự đổi mới và biệt hóa tế bào miễn dịch, đặc biệt là sự biệt hóa tế bào lympho [127] nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự thay đổi gì về công thức bạch cầu trước và sau khi can thiệp với vitamin A, có lẽ đối tượng của chúng tôi chọn là trẻ bị SDD nhưng có tiêu chảy mức độ vừa và nhẹ nên có thể chưa có biểu hiện rõ ràng về hệ miễn dịch bị ảnh hưởng cũng như thay đổi rõ rệt khi can thiệp. Tuy nhiên có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thiếu vitamin A ở mức độ nhẹ ở

trẻ em, chỉ có biểu hiện trên sinh hóa mà chưa có biểu hiện trên lâm sàng thì cũng không thấy thay đổi gì hay ảnh hưởng gì rõ đến hệ miễn dịch đặc biệt cả tế bào lympho B và T cũng như tỷ lệ hay số lượng bạc cầu lưu thông trong máu [41].

Mặc dù vậy, ở trẻ khi nhận liều cao vitamin A (100.000-200.000IU) với một liều đơn duy nhất cũng có tác dụng cải thiện chức năng thực bào thể hiện tăng quá trình hydrogen peroxide của bạch cầu trung tính. Chức năng của đại thực bào cũng được đánh giá bởi việc sản xuất interleukin1 và cytotoxicity cũng được cải thiện [41]. Mặc dầu vai trò chính xác của vitamin A trong việc duy trì đáp ứng miễn dịch chưa được rõ ràng, song các nghiên cứu đã có thể giúp rút ra được một số nhận định tổng quát như sau:

Vitamin A thật sự đóng vai trò quan trọng trong duy trì hệ thống tế bào lympho. Bạch cầu lympho thường thấp trong các trường hợp thiếu vitaminA và sau khi bổ sung vitamin A thì thấy có gia tăng số lượng và tỷ lệ tế bào lympho ở trong máu và lách. Sự thay đổi này xảy ra trong vài ngày và vitamin A được xem đóng một vai trò trong sự sinh sản và biệt hoá của các nguyên bào của dòng tế bào lympho. Thực vậy trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù ở từng nhóm không thấy rõ sự thay đổi về số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu, tuy nhiên chúng tôi thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân có tỷ lệ bạch cầu lympho và neutro ở mức bình thường tăng lên sau can thiệp, đặc biệt mức tăng tỷ lệ bệnh nhân có tỷ lệ bạch cầu lympho và neutro ở mức bình thường cao nhất ở nhóm A (nhóm bổ sung kẽm kết hợp vitamin A), cao hơn rõ rệt so với hai nhóm khác (nhóm bổ sung kẽm đơn thuần và nhóm bổ sung kẽm kết hợp với vitamin nhóm B). Theo chúng tôi, điều này có lẽ là do vai trò của vitamin A đã có tác dụng trong điều hòa chức năng miễn dịch của cơ thể, ngoài ra vitamin A còn kích thích đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ví dụ như đại thực bào và làm sạch vi khuẩn ở súc vật thiếu vitamin A sau khi đã bổ

sung vitamin A trên mức độ sinh lý. Đặc biệt lợi ích của vitamin A trên trẻ tiêu chảy là có liên quan đến sự toàn vẹn biểu mô ruột, hoạt hoá lympho. Hiện nay có ít nghiên cứu về hiệu quả bổ sung vitamin A cho người lớn và người già đối với chức năng miễn dịch. Tuy vậy đối với trẻ em bổ sung vitamin A đang được nghiên cứu rộng rãi một phần vì lợi ích đến sức khoẻ, một phần làm giảm bệnh tật và giúp tăng trưởng. Bổ sung vitamin A cũng đã được thực thi một cách rộng rãi trên toàn cầu.

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá hiệu quả bổ sung kẽm và một số vitamin ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do rotavirus (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)