Hiệu quả can thiệp đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá hiệu quả bổ sung kẽm và một số vitamin ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do rotavirus (Trang 75 - 81)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2.2.Hiệu quả can thiệp đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng

Bảng 3.14. Hiệu quả can thiệp đến hàm lƣợng kẽm và vitamin A

Thời điểm Nhóm dùng (Zn- VitA) (n=46) Nhóm dùng Zn (n=47) Nhóm dùng Zn- Bcomplex (n=47)

Kẽm huyết thanh trung bình (μmol/L, X ± SD)

T0 8,5 ± 0,7 8,8 ± 2,8 8,2 ± 3,3

T1 8,4 ± 1,6 8,9 ± 2,6 8,3 ± 1,8

T1– T0 -0,12 ± 2,68 0,10 ± 3,37 0,05 ± 4,01 Retinol huyết thanh trung bình (µmol/l, X ± SD)

T0 0,69 ± 0,44 0,74 ± 0,45 0,74 ± 0,48 T1 0,94 ± 0,42* 0,74 ± 0,25 0,87 ± 0,37 T1– T0 0,34 ± 0,49# 0,04 ± 0,4 0,14 ± 0,53 * p<0,05, so sánh cùng nhóm (Pair-Sample T test) # p<0,05, vs nhóm Zn (ANOVA test)

Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.14 biểu hiện sự biến đổi hàm lượng kẽm huyết thanh trung bình và vitamin A trung bình trước và sau can thiệp của 3 nhóm nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có sự thay đổi đáng kể hàm lượng kẽm huyết thanh trung bình sau 1 tháng can thiệp so với trước can thiệp (p>0,05), tuy nhiên hàm lượng kẽm huyết thanh trung bình ở nhóm Zn và nhóm Zn-Bcomplex có xu hướng tăng trong đó mức tăng nhóm Zn là cao nhất (0,10 ± 3,37 μmol/L), mức tăng nhóm Zn-Bcomplex thấp hơn (0,05 ± 4,01 μmol/L), trong khi đó hàm lượng kẽm huyết thanh trung bình của nhóm Zn-VitA lại có xu hướng giảm (- 0,12 ± 2,68 μmol/L).

Đối với hàm lượng vitamin A, chỉ ở nhóm Zn-VitA có sự tăng đáng kể hàm lượng vitamin A sau can thiệp so với trước can thiệp (p<0,05), hàm lượng vitamin A ở 2 nhóm Zn và nhóm Zn-Bcomplex chưa thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa trước và sau can thiệp. Mức tăng hàm lượng vitamin A ở

nhóm Zn-VitA (0,34 ± 0,49 mmol/l) là cao nhất, sau đó là nhóm Zn- Bcomplex (0,14 ± 0,53 mmol/l) và thấp nhất là nhóm Zn (0,04 ± 0,4 mmol/l), trong đó mức tăng hàm lượng vitamin A ở nhóm Zn-Vita cao hơn đáng kể so với nhóm Zn (p<0,05).

Bảng 3.15 Kết quả thay đổi tỷ lệ thiếu kẽm và vitamin A huyết thanh sau can thiệp ở 3 nhóm trẻ Thời điểm Nhóm dùng (Zn- VitA) (n=46) Nhóm dùng Zn (n=47) Nhóm dùng Zn- Bcomplex (n=47) Tỷ lệ thiếu kẽm (%) T0 71,7 76,6 82,9 T1 89,1 72,3 87,2 Giảm tỷ lệ thiếu kẽm % giảm tỷ lệ thiếu kẽm -7,4# 4,3 -4,3# Tỷ lệ thiếu vitamin A (%) T0 65,2 53,2 68,1 T1 19,6 48,9 29,8 Giảm tỷ lệ thiếu vitamin A % giảm tỷ lệ

thiếu vitamin A

46,6# 4,3 38,3#

#

p<0,05, vs nhóm Zn (χ2 test)

Kết quả nghiên cứu trên bảng 3.15 cho thấy, tỷ lệ thiếu kẽm của 3 nhóm nghiên cứu sau can thiệp vẫn rất cao (nhóm Zn-VitA là 89,1%, nhóm Zn là 72,3% và nhóm Zn-Bcomplex là 87,2%). Chỉ ở nhóm Zn có sự giảm tỷ lệ thiếu kẽm sau can thiệp so với trước can thiệp với mức giảm là 4,3%, trong khi đó ở nhóm Zn-VitA và nhóm Zn-Bcomplex tỷ lệ thiếu kẽm lại có xu hướng tăng lên trong đó nhóm Zn-VitA tăng 7,4% và nhóm Zn-Bcomplex tăng 4,3%.

Đối với tỷ lệ thiếu vitamin A, trước can thiệp cả 3 nhóm có tỷ lệ thiếu vitamin A khá cao (nhóm Zn-VitA là 65,2%, nhóm Zn là 53,2% và nhóm Zn- Bcomplex là 68,1%). Sau can thiệp, cả 3 nhóm đều có xu hướng giảm tỷ lệ thiếu vitamin A, nhưng mức giảm tỷ lệ thiếu vitamin A ở nhóm Zn-VitA là cao nhất (46,6%), tiếp theo là nhóm Zn-Bcomplex (38,3%) và thấp nhất là nhóm Zn (4,3%). Mức giảm tỷ lệ thiếu vitamin A của nhóm Zn-VitA và nhóm Zn-Bcomplex cao hơn đáng kể so với nhóm Zn (với p<0,05). Tuy nhiên ở cả hai nhóm được bổ sung phối hợp kẽm và vitamin thì không có sự khác biệt về mức giảm tỷ lệ thiếu vitamin A.

Bảng 3.16. Hiệu quả can thiệp đến hàm lƣợng sắt và Feritin huyết thanh

Thời điểm Nhóm dùng (Zn- VitA) (n=46) Nhóm dùng Zn (n=47) Nhóm dùng Zn- Bcomplex (n=47)

Sắt huyết thanh trung bình (μmol/L, X ± SD)

T0 6,2 ± 4,6 6,7 ± 4,1 5,8 ± 2,9 T1 7,3 ± 3,1 8,1 ± 4,3 7,9* ± 4,2 T1– T0 1,09 ± 5,02 1,44 ± 5,05 2,19 ± 4,13 Feritin trung bình (μg/l, X ± SD) T0 28,3 ± 20,5 26,2 ± 17,2 24,5 ± 16,9 T1 16,3** ± 12,0 23,5 ± 16,5 21,0 ± 12,4 T1– T0 -12,03 ± 18,2 -2,72 ± 17,4# -3,48 ± 16,1# * p<0,05; ** p<0,01, so sánh cùng nhóm (Pair-Sample T test) #

p<0,05, vs nhóm Zn-VitA (ANOVA test)

Đối với hàm lượng sắt huyết thanh, kết quả trên bảng 3.16 cho thấy hàm lượng sắt huyết thanh ở cả 3 nhóm sau can thiệp đều có xu hướng tăng lên so với trước can thiệp, tuy nhiên chỉ ở nhóm Zn-Bcomplex có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng sắt huyết thanh giữa trước và sau can thiệp (p<0,05). Mức tăng hàm lượng sắt huyết thanh ở nhóm Zn-Bcomplex (2,19 ± 4,13

μmol/L) là cao nhất, tiếp đến là nhóm Zn (1,44 ± 5,05 μmol/L) và thấp nhất là ddeensZnZn-VitA (1,09 ± 5,02 μmol/L), không thấy có sự khác biệt đáng kể về mức tăng hàm lượng sắt huyết thanh giữa 3 nhóm nghiên cứu.

Về hàm lượng Feritin, ở cả 3 nhóm sau can thiệp thấy có xu hướng giảm hàm lượng Feritin so với trước can thiệp, tuy nhiên ở hai nhóm Zn và nhóm Zn-Bcomplex sự khác biệt về hàm lượng Feritin trước và sau can thiệp chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05), riêng đối với nhóm Zn-vitA có sự giảm đáng kể hàm lượng Feritin sau can thiệp so với trước can thiệp (với p<0,01). Mức giảm hàm lượng Feritin huyết thanh ở nhóm Zn-VitA (12,03 ± 18,2 μg/l) là cao nhất, cao hơn đáng kể so với nhóm Zn (2,72 ± 17,4 μg/l) và nhóm Zn- Bcomplex (3,48 ± 16,1 μg/l) có ý nghĩa với p<0,05. Mức giảm hàm lượng Feritin ở nhóm Zn và nhóm Zn-Bcomplex chưa có sự khác biệt đáng kể.

Bảng 3.17. Kết quả thay đổi tỷ lệ giảm Feritin sau can thiệp

Thời điểm Nhóm dùng (Zn- VitA) (n=46) Nhóm dùng Zn (n=47) Nhóm dùng Zn- Bcomplex (n=47)

Tỷ lệ Feritin huyết thanh <12 µg/l (%)

T0 21.7 19.1 27.7

T1 47.8 19.1 27.7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy không có sự thay đổi gì về tỷ lệ giảm feritin trước và sau can thiệp ở nhóm Zn và Zn-Bcomplex, ngược lại ở nhóm Zn-VitA sau can thiệp thấy tỷ lệ bệnh nhân có Feritin dưới ngưỡng 12 µg/l tăng lên gấp đôi.

9073.9 73.9 82.6 73.9 61.7 63.8 10.7 19.2 8.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Zn-Vit A Zn Zn-B complex Nhóm TỈ l ệ % T0 T1 Giảm tỉ lệ thiếu sắt

Biểu đồ 3.2. Hiệu quả giảm tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh sau can thiệp

Kết quả nghiên cứu trên biểu đồ 3.2 cho thấy, trước can thiệp tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh của cả 3 nhóm đều khá cao trong đó nhóm Zn-VitA là 82,6%, nhóm Zn là 74,5% và nhóm Zn-Bcomplex là 80,9%, không có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh trước can thiệp giữa 3 nhóm nghiên cứu. Sau can thiệp, tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh của cả 3 nhóm đều có xu hướng giảm, trong đó giảm nhiều nhất là nhóm Zn-Bcomplex (19,2%), tiếp đến là nhóm Zn (10,7%) và thấp nhất là nhóm Zn-VitA (8,7%). Tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về mức giảm tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh giữa 3 nhóm nghiên cứu (p>0,05).

Bảng 3.18. Kết quả biến đổi hàm lƣợng protein, albumin ở 3 nhóm trẻ sau can thiệp

Thời điểm Nhóm dùng (Zn- VitA) (n=46) Nhóm dùng Zn (n=47) Nhóm dùng Zn- Bcomplex (n=47) Protein trung bình (g/l, X ± SD) T0 64,9 ± 6,1 64,2 ± 5,5 63,6 ± 10,3 T1 66,7 ± 5,3* 66,4 ± 6,0* 66,6 ± 6,5* T1– T0 1,8 ± 6,7 2,2 ± 6,3 2,9 ± 8,1 Albumin trung bình (mg/l, X ± SD) T0 39,9 ± 4,1 39,5 ± 2,8 40,1 ± 3,2 T1 40,8 ± 3,0 40,6 ± 3,1 41,0 ± 3,6 T1– T0 0,8 ± 4,8 1,1 ± 3,8 0,9 ± 4,9 * p<0,05, so sánh cùng nhóm (Pair-Sample T test)

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 cho thấy, sau 1 tháng can thiệp hàm lượng protein máu ở cả 3 nhóm nghiên cứu đều tăng lên rõ rệt với p<0,05. Mức tăng hàm lượng protein của nhóm Zn-Bcomplex là cao nhất (2,9 ± 8,1g/l), sau đó là nhóm Zn (2,2 ± 6,3 g/l) và nhóm Zn-VitA (1,8 ± 6,7 g/l), chưa có sự khác biệt về mức tăng hàm lượng protein giữa 3 nhóm sau 1 tháng can thiệp.

Đối với hàm lượng albumin, mặc dù có xu hướng tăng ở cả 3 nhóm sau can thiệp nhưng chưa có sự khác biệt rõ rệt so với trước khi can thiệp (p>0,05) và cũng không có sự khác biệt giữa 3 nhóm sau 1 tháng can thiệp.

Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của can thiệp lên tỷ lệ thiếu protein và albumin huyết thanh

Thời điểm Nhóm dùng (Zn- VitA) (n=46) Nhóm dùng Zn (n=47) Nhóm dùng Zn- Bcomplex (n=47)

Tỷ lệ thiếu protein huyết thanh (%)

T0 21.7 23.4 21.3

T1 10.9 12.8 8.5

Giảm tỷ lệ thiếu protein huyết thanh % giảm tỷ lệ

thiếu protid

10.8 10.6 12.8

Tỷ lệ thiếu Albumin huyết thanh (%)

T0 13 12 14.2

T1 4.3 4.2 5.6

Giảm tỷ lệ thiếu Albumin huyết thanh % giảm tỷ lệ

thiêu albumin

8.7 7.8 8.6

Qua bảng 3.19 thấy tỷ lệ bệnh nhân có giảm protein máu của 3 nhóm sau can thiệp có giảm đi tương đương nhau dao động ở mức 10,6% - 12,8%.

Tương tự tỷ lệ bệnh nhân có giảm albumin máu ở 3 nhóm sau can thiệp được cải thiện và không có sự khác biệt giữa 3 nhóm. Tỷ lệ bệnh nhân có giảm albumin máu được cải thiện ở mức dao động từ 7,8% đến 8,6%.

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá hiệu quả bổ sung kẽm và một số vitamin ở trẻ suy dinh dưỡng có tiêu chảy cấp do rotavirus (Trang 75 - 81)