Nhiệt độ có vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi. Do vậy, để ổn định nhiệt độ trong ao nuôi ta phải tuân thủ chặt chẽ các kỹ thuật ao hồ
- Luôn luôn duy trì ổn định mực nước trong ao. Khi biên độ biến động nhiệt độ trong ngày quá 30C cần phải nâng cao mực nước.
- Với những ao chưa đủ độ sâu hoặc đầm nông, ruộng ta có thể kết hợp giữa nuôi và trồng lúa hoặc có thể đào hào xung quanh để khi cần tôm, cá có nơi trú nóng hoặc lạnh.
- Cũng có thể khoanh chuồng thả bèo vào những thời điểm quá nóng hoặc quá lạnh. Nhưng sau đó cần phải vớt bỏ để tránh bèo làm mất dinh dưỡng ao nuôi hoặc làm giảm O2 hòa tan.
- Ngoài ra khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp người nuôi cũng có thể thay nước hoặc cấp thêm nước trong phạm vi cho phép (mực nước cao nhất phải cách bờ ít nhất là 50 cm để tránh hiện tượng tôm cá thoát ra ngoài)
- Khi nuôi sinh sản : phải nuôi qua đông cần phải giữ nhiệt độ cho tôm bố mẹ bằng cách dùng mái che bằng nilong trong suốt, xung quanh phủ bạt.
3.2. Màu nước
Nước nguyên chất không có màu, còn nước thiên nhiên thường có nhiều màu khác nhau do sự xuất hiện của các hợp chất vô cơ và hữu cơ hoà tan hay không hoà tan, hay sự phát triển của tảo.
Trên thực tế trong các ao nuôi thuỷ sản có thể có các màu sau:
- Màu xanh nhạt (xanh nõn chuối): nước có màu xanh nhạt chứng tỏ nước có thành phần và mật độ tảo thích hợp. Ao đầy đủ oxy, ít khí độc và nhiều thức ăn tự nhiên giúp tôm cá lớn nhanh
- Màu xanh đậm (xanh rêu): tảo phát triển quá mức, thiếu oxy vào sáng sớm. Tảo phát triển quá mức do trong ao có quá nhiều chất dinh dưỡng, ao nhiều chất dinh dưỡng thường xảy ra vào thời điểm cuối mùa vụ nuôi.
Khi nước có màu xanh đậm. Nên dừng bón phân, giảm cho ăn, thay nước. - Màu nâu đen hoặc màu đen: ao nhiều chất hữu cơ đang phân huỷ, thiếu oxy và nhiều khí độc.
Nước ao nuôi chứa nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc từ thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi, lượng các chất đào thải của đối tượng nuôi, hay từ nguồn nước thải sinh hoạt của con người hoặc từ các chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc... Đây là biểu hiện của nguồn nước bị ô nhiễm.
Khi nước có màu nâu đen hoặc màu đen. Nên dừng bón phân, giảm cho ăn, thay nước, điều chỉnh độ kiềm về giá trị thích hợp và kết hợp bón men vi sinh có thể cải thiện được tình hình
- Màu vàng cam: nước nhiều sắt, độc cho vật nuôi.
Ví dụ : Nước ngầm khi bơm lên, nước rất trong, nhưng chỉ sau 1-2 giờ nước chuyển sang màu vàng và có mùi tanh, thì nguồn nước ngầm đó chứa một hàm lượng sắt cao . Nước nhiễm sắt làm cho tảo chết và rất khó gây màu cho nước.
- Màu trắng đục (màu nước hến): nước ao chứa nhiều hạt sét, trường hợp này thường do nước mưa rửa trôi đất từ trên bờ ao.
- Màu bùn phù sa do nước ao chứa nhiều hạt phù sa. Phù sa sa lắng làm giảm thể tích ao, nước ít thức ăn tự nhiên và bùn phù sa mắc vào mang làm ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của vật nuôi.
Khi nước có màu vàng cam, trắng đục hay màu bùn phù sa. Nên thay nước nếu có nguồn nước thích hợp hoặc có thể bón vôi sa lắng sau đó bón phân gây lại màu nước.
Màu nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thuỷ sinh vật - Màu nước cho phép chúng ta biết một cách định tính nguồn dinh dưỡng trong ao. Màu nước xanh biểu hiện nguồn nước có tảo phát triển tốt, ao giàu dinh dưỡng, màu nước vàng biểu hiện nước nghèo dinh dưỡng
- Màu nước cho ta biết một cách định tính hàm lượng oxy trong nguồn nước nhiều hay ít. Trong ao nuôi, màu nước xanh biểu hiện nguồn nước giàu oxi, do sự quang hợp của tảo, màu nước vàng, độ trong cao biểu hiện nước nghèo oxi, với nguồn nước này tảo trong ao hầu như không có
- Màu nước được xem như một “mái che”, hạn chế được ánh sáng mặt trời xuyên đáy gây bất lợi cho động vật. Đồng thời trong quá trình nuôi, nước có màu xanh có nghĩa mật độ tảo trong nước cao, do vậy chúng góp phần điều hoà nhiệt cho nguổn nước ao nuôi, giữ ấm vào mùa đông, làm mát vào mùa hè
* Nguyên tắc gây màu nước ao nuôi và quản lí màu nước
- Đo và điều chỉnh độ pH về giá trị thích hợp. Để điều chỉnh độ pH nên dùng vôi dolomite, bột đá vôi hoặc vôi bột
Trong nước ngọt pH cần đạt được là pH = 7 đến 8 Trong nước lợ pH cần đạt được là pH = 8 đến 8,5 - Bón phân gây màu nước
Màu vàng của sắt trong quá trình cải tạo
Hình 4.5: Các loại màu nước trong nuôi 3.3. Độ đục
Độ đục là khả năng cản những tia nắng mặt trời và độ trong của nước là khả năng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước. Hai tính chất này của nước tỉ lệ nghịch với nhau và phụ thuộc vào lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lững, sự phát triển của các vi tảo, sóng gió thủy triều và lượng nước mưa đổ vào thủy vực. Ở những thủy vực khác nhau nguyên nhân gây ra độ vẫn đục khác nhau.
Ở sông, độ đục của nước là do sự có mặt của các chất không hòa tan như phù sa (kích thước khoảng 2-50µm), các chất keo (kích thước nhỏ hơn 2µm) có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ. Do đó độ vẫn đục thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa mưa, nước
mưa chảy vào sông cuốn theo các tạp chất trên mặt đất nên độ đục của nước sông cao (thường thấy sau trận mưa lớn) và độ đục giảm dần theo mùa khô. Ở ao, ngoài các nguyên trên gây ra độ đục còn do vật chất hữu cơ từ phân bón, thức ăn sự phát triển của tảo. Độ đục của nước có ảnh hưởng đến cường độ chiếu sáng của mặt trời vào thủy vực nên có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của thực vật phù du. Khi độ đục cao, lượng ánh sáng xâm nhập vào thủy vực ít - cường độ quang hợp của thực vật phù du giảm. Đối với cá, khi độ trong thấp cá khó hô hấp cường độ bắt mới giảm. Nhưng độ đục quá thấp, nước nghèo dinh dưỡng, sinh vật phù du phát triển kém, hạn chế thành phần thức ăn tự nhiên của vật nuôi, năng suất giảm. Như vậy nước quá đục hoặc quá trong đều không tốt đến chất lượng nguồn nước nuôi. Độ đục được đo bằng đĩa Secchi có đường kính bằng 20 cm..
Độ đục thích hợp cho các ao nuôi cá là từ 20-30 cm, đối với các ao nuôi tôm là 30-45 cm.
Khi nước có độ đục cao cần thay nước, độ đục thấp cần bón phân vô cơ hoặc hữu cơ gây mầu cho ao.
Ví dụ, khi nước trong ao nuôi tôm có độ đục thấp ta có thể dùng công thức sau
+ Phân gà đã ủ mục: 10 – 15 kg hoà ra nước, gạn bỏ bã, té đều cho 1000 m3 nước. Hoặc:
+ (Bột cám 2 kg + bột đậu nành 2 kg + bột cá khô, nhạt 1 kg) ủ ẩm, kín trong túi nilon 24 giờ (hoặc nấu chín) sau đó hoà ra nước té đều cho 1000 m3 nước ao,
Công thức trên, cứ 3 ngày té một lần cho tới khi đạt độ trong thì dừng
3.4. Mùi nước
Nước tinh khiết không có mùi, trong khi nước tự nhiên do có thành phần rất phức tạp nên nó có rất nhiều mùi khác nhau, như:
- Mùi tanh hôi do có vi khuẩn phát triển. - Mùi tanh do nước có nhiều sắt.
- Mùi chlorine do quá trình khử khuẩn. - Mùi trứng thối do có nhiều khí H2S - Mùi bùn do tảo lục phát triển mạnh.
Ngoài ra, các loài tảo lam như Anabaena, Nostoc thường tiết ra nhiều độc tố thuộc loại polypeptite, polysacharit, axit hữu cơ,... làm cho nước có mùi rất tanh và độc hại đối với thuỷ sinh vật, nhiều loài sinh vật không xương sống ở nước chết hay không sinh sản do bị nhiễm độc bởi các chất thải của tảo
3.5. Vị nước
Nước tinh khiết không có vị, trong khi nước thiên nhiên có vị là do sự có mặt của một số muối hay các khí hoà tan trong nước gây ra. Vị của nước phụ thuộc vào số lượng và thành phần hoá học của các chất chứa trong nước.
Căn cứ vào vị nước có thể biết được mức độ của một số thành phần hoà tan trong nước.
Vị mặn : do muối NaCl (muối ăn) hoà tan > 500 mg/l Vị nhạt : do nhiều khí CO2 hoà tan
Vị chát: do Na2CO3, MgSO4 và MgCl Vị chua: do muối nhôm và sắt gây ra Vị đắng: do hàm lượng Mg2+ > 1g/l.
Nước trong nuôi trồng thuỷ sản phải không có mùi vị lạ, khi nước có mùi vị lạ cần phải thay nước ngay. Trường hợp không thay được nước, tùy theo từng loại mùi có thể sử dụng một số hoá chất và chế phẩm sinh học khử mùi sau:
Thuốc tím KMnO4 khử được mùi tanh của sắt, Sulfuahidro Zeolite khử được mùi Sulfuahidrat
Sunfat đồng khử được mùi tanh do tảo chết phân huỷ
Chế phẩm sinh học Microphot hoặc De - Odorase khử được mùi Sulfuahidro và mùi Amoniac, các chế phẩm sinh học này bón vào các buổi chiều tối sẽ có hiệu quả hơn
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Khai thác nước ngầm và nước mặt vào nuôi thuỷ sản cần chú ý các đặc tính khác biệt giữa chúng như thế nào?. Tại sao
2. So sánh sự khác nhau giữa thành phần nước ngọt và thành phần nước biển 3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp tới thành phần hoá học của nước tự nhiên
4. Nêu các nguyên tắc gây màu nước ao nuôi
5. Phân tích vai trò của độ đục, màu nước ao nuôi. Các chỉ tiêu cho phép động vật thuỷ sinh phát triển tốt nhất của các yếu tố này
6. Nhiệt độ nước quan trọng như thế nào đối với sự chuyển hoá vật chất trong ao nuôi và đối với vật nuôi
Chương 4. CÁC KHÍ HÒA TAN TRONG NƯỚC 4.1. Oxy hòa tan (DO)