Tôm, cá và các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc loại động vật máu lạnh, tức là nhiệt độ của cơ thể chúng xấp xỉ nhiệt độ môi trường xung quanh và do nhiệt độ môi trường luôn thay đổi nên nhiệt độ cơ thể chúng cũng thay đổi theo.
Khoảng nhiệt độ để vật nuôi sống và phát triển thông thường rất rộng nhưng khoảng nhiệt độ để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho đại đa số các loài tôm cá là từ 20- 300C.
Khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ làm cho vật nuôi mất cân bằng sinh lý cơ thể, giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến nó làm cho vật nuôi kém ăn, chậm lớn. Ngược lại, tại khoảng nhiệt độ tối ưu thì quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở mức tối ưu. vật nuôi sẽ phát triển nhanh, khỏe mạnh.
Đa phần vật nuôi chỉ có thể chịu đựng được sự thay đổi nhiệt độ 0,20C / phút, nhưng nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột 30C đến 40C / phút (kể cả khi nhiệt độ thay đổi trong vùng cực thuận) sẽ làm cho vật nuôi bị sốc, thậm chí có thể gây chết đối với tôm và cá.
Ngoài ra khi nhiệt độ tăng cao còn gây ra một số ảnh hưởng như sau:
- Làm giảm quá trình hòa tan của O2 trong nước, làm cá hô hấp mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm cá....
- Khi nhiệt độ cao làm tăng các chất hòa tan trong ao cũng như làm thay đổi thành phần các chất trong ao nuôi, do khi nhiệt độ tăng sự tăng cường các quá trình phân huỷ chất hữu cơ và làm tăng khả năng hoà tan của nhiều chất.
- Ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của mầm bệnh (tăng mức nhậy cảm của tôm cá đối với mầm bệnh)