Để tránh và khắc phục hiện tượng thiếu oxy trong các ao nuôi, khi nuôi ta cần chú ý các điểm sau:
- Ao nuôi cần thoáng khí, không cớm rợp.... Muốn vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, tạo điều kiện cho ao có nhiều ánh sáng để thực vật thủy sinh quang hợp mạnh.
2. Quá trình chăm sóc không nên cho quá nhiều thức ăn dẫn đến dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước làm giảm oxy tan
4. Bón phân phải đúng kỹ thuật, bón theo nguyên tắc: lượng ít lần nhiều và đặc biệt đối với phân hữu cơ phải xác định rõ thời gian nào trong ngày bón phân là tốt nhất để đảm bảo oxy không bị giảm đột ngột trong ao nuôi (bón vào 9-10 sáng là tốt hơn cả), trời mưa không nên bón
- Kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong.
- Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nước.
- Giảm thiểu chất thải ở đáy ao. Những ao nuôi cá thịt lâu năm, thường có lớp bùn dày, trước vụ nuôi cần phải cải tạo ao, vét bớt bùn đáy ao, chỉ để lớp bùn từ 10 - 15 cm đối với ao nuôi tôm và 20 -25 cm đối với ao nuôi cá.
- Dùng máy sục khí hoặc máy đập nước
Khi thấy có hiện tượng xấu như cá nổi đầu hàng loạt và hoạt động yếu (không phản ứng với tiếng động) thì phải:
+ Ngừng bón phân, ngừng cho ăn, thay nước mới vào ao, thu vớt cỏ rác rau bèo che phủ mặt ao.
+ Trong ao nuôi thương phẩm thì phải cho máy đập nước hoạt động.
Hình 4.2. Máy đập nước
Máy đập nước, máy sục khí, đóng vai trò lớn trong việc tăng oxy cho nguồn nước. Một khi trong ao có hiện tượng động vật thuỷ sinh bị ngạt do thiếu oxy người ta thường cho máy hoạt động. Đặc biệt ở các ao nuôi tôm thương phẩm, về mùa hè, khi tôm còn nhỏ (dưới 2 tháng tuổi), máy được hoạt động chủ yếu về ban đêm, gần sáng, lúc mà oxy ít nhất trong ao. Khi tôm đã 3 tháng tuổi trở ra, máy
Ngoài tác dụng tăng hàm lượng oxy trong nguồn nước ao nuôi, máy đập nước và sục khí còn có tác dụng đảo nước, phá vỡ sự phân tầng các yếu tố môi trường trong nước ao nhằm giữ thế cân bằng môi trường giúp vật nuôi phát triển tốt