Đo nhiệt độ

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Trang 102 - 103)

Để xác định nhiệt độ của nước, người ta thường dùng nhiệt kế thủy ngân có chia độ từ 0-50oC (tối đa là 100oC). Muốn xác định nhiệt độ của nước ở tầng mặt, ta đặc bầu thủy ngân của nhiệt kế vào trong nước ở độ sâu 15-20 cm, cho đến khi nhiệt độ trong nhiệt kế không đổi (khoảng 5 phút), sau đó nghiêng nhiệt kế và đọc nhiệt độ của nước xong mới lấy nhiệt kế lên khỏi mặt nước.

Muốn xác định nhiệt độ của nước ở tầng giữa hay tầng đáy của thủy vực, ta cắm nhiệt kế vào nắp bình thu mẫu nước, thả bình xuống đúng vị trí cần xác định nhiệt độ, cho nước vào đầy bình, để yên 5 phút sau đó kéo lên và đọc ngay nhiệt độ nước ở tầng đó.

Chúng ta cũng có thể đo nhiệt độ bằng máy, hiện nay một số máy đo pH hay DO được chế tạo có thể đo được cả chỉ tiêu nhiệt độ.

2.2 Đo pH

Đo bằng giấy so màu

Giấy được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo trên nắp hộp, ta sẽ biết được pH của nước.

Đo bằng dung dịch so màu

Pha một dãy dung dịch màu pH tiêu chuẩn, ứng với các giá trị pH từ 1 đến 14 (có thể từ 1 đến 8 hoặc từ 4 đến 11), tuỳ theo khoảng pH mẫu, sau đó cho mẫu tạo màu với chỉ thị pH, rồi so sánh màu mẫu với thang màu tiêu chuẩn sẽ xác định được pH

Phương pháp này thường để thử test nhanh

Đo bằng phương pháp điện thế-máy đo pH

Ion H+ hoạt động (pH) được xác định trực tiếp bằng phép đo điện thế. Sức điện động E của tế bào Galvanic có liên quan đến hoạt động của ion H+ trong dung dịch theo phương trình Nernt. Điện thế sinh ra từ tế bào tỷ lệ với nồng độ ion H+ trong mẫu nước, điện thế này được đo bằng một điện thế kế và được thiết bị đặc biệt dịch sang trị số pH hiện trên màn ảnh của máy.

Tế bào Galvanic bao gồm 1 điện cực thủy tinh, và 1 điện cực Calomel tiếp xúc với mẫu nước bằng một tia Amiăng ở cuối điện cực. Khi tiếp xúc với mẫu nước, ở điện cực Calomel sẽ xảy ra phản ứng:

Điện cực thủy tinh gồm 1 điện cực Ag-AgCl ngâm trong dung dịch HCl 0,1M và được bao bọc bởi 1 màng thủy tinh có độ nhạy cảm rất cao vớ i ion H+. Điện thế này của điện cực sẽ xuất hiện khi ion H+được màng thủy tinh hấp thụ. Sự hấp thụ 1 ion H+ trên màng thủy tinh sẽ phóng thích 1 ion Li+ từ màng thủy tinh vào dung dịch điện cực.

Theo Peters (1975) thì tế bào Galvanic đối với việc xác định pH có thể được viết như sau: Ag / AgCl, HCl (0.1M) / màng thủy tinh / mẫu nước / Hg2Cl2, KCl / Hg. Tất cả điện thế trong tế bào Galvanic đều không thay đổi, trừ điện thế giữa màng thủy tinh - mẫu nước và giữa mẫu nước - dung dịch KCl trong điện cực Calomel.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)