7.2.1.1. Khí hậu, thời tiết.
Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
Khí hậu là tình hình lặp đi lặp lại của những kiểu thời tiết riêng biệt ở một địa phương trong một khoảng thời gian dài.
Hàm lượng và sự biến động hàm lượng các chất khí (nhất là O2 và CO2) phụ thuộc rõ rệt vào thời tiết và mùa vụ.
Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng quyết định đến điều kiện khí tượng thủy văn như độ bốc hơi, độ ẩm, thời gian nắng, mưa, chế độ nước. Từ đó ảnh hưởng tới độ khoáng hóa của nước, đến thành phần hóa học của nước theo các mùa trong năm.
7.2.1.2. Sinh vật.
Bao gồm cá thể sinh vật và sản phẩm thải trong quá trình trao đổi chất của nó gây ra. Gây ảnh hưởng đáng kể nhất là bọn sống tầng nổi (phiêu sinh vật – plankton) và bọn sống tầng đáy (benthos)
Ao nuôi
Giảm thấp độ trong
Biên độ dao động DO trong ngày rộng thời gian hàm lượng DO thấp kéo dài Giảm sút chất lượng nước Suy thoái nền đáy Tích tụ nhiều chất thải mang tính khử mạnh
Lượng chất hữu cơ tăng
Trong quá trình sống, sinh vật cần phải quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng…nên đã tiêu thụ nhiều O2 , CO2 , các muối dinh dưỡng. Sự tích tụ các chất dinh dưỡng trong ao thường dẫn đến hiện tượng phát triển qua mức của phiêu sinh vật. Sự phát triển quá mức như vậy có thể gây ra hiện tượng pH dao động lớn, gây hiện tượng thấp ôxy vào sáng sớm hay lúc chiều nắng yếu. Rồi tự phân hủy xác chết các tảo đó lại tiêu thụ rất nhiều ôxy. Thiếu ôxy, các chất hữu cơ trong nước lên men và thối, xuất hiện khí độc như NH3 , H2S.
7.2.1.3.Đất bờ và đáy ao.
Chất lượng nước trong ao gắn liền với đặc điểm của đất đáy và bờ ao. Đất là hỗn hợp của rất nhiều chất vô cơ và hữu cơ và hữu cơ-vô cơ, trong đó bao gồm khoảng 45 nguyên tố hóa học.
Lượng cặn lắng trong nước sẽ tăng lên bởi đất ao bị sói mòn do sự chuyển động của nước, do đất bờ ao bị rửa trôi. Các chất lắng và hạt huyền phù giống như kho chứa các chất vô cơ, hữu cơ trong thành phần hóa học của nó bổ sung cho nước.
Khi có sự tiếp xúc ĐẤT – NƯỚC, thành phần hóa học của nước thường biến đổi như sau:
- Hàm lượng các ion tăng lên.
- Hàm lượng các chất hữu cơ tăng lên. - Hàm lượng các chất khí thay đổi.
Ảnh hưởng của đất đối với nước không những chỉ dẫn đến việc tăng thêm thành phần ion, mà còn làm thay đổi thành phần ion sẵn có trong nước nữa. Đó là hiện tượng trao đổi ion giữa đất và nước.
Mối quan hệ giữa đất đáy và bờ ao với khối nước trong ao rất chặt chẽ, nếu mỗi loại đất có những kiểu quan hệ riêng với khối lượng nước. Nói một cách khác, mỗi loại đất đáy ao đã tạo ra một kiểu nước có đặc tính lý – hóa học riêng.
Đất ao nuôi được cấu thành từ lớp đất ban đầu và các chất liệu cùng cặn bã được tích tụ trong thời gian nuôi. Sự xấu đi của nền đáy ao có thể dẫn đến chất lượng nước kém và gây bệnh cho vật nuôi. Khi đó, đất ao và chất thải lắng tụ sinh ra 2 sản phẩm chính có độc tính cao là NH3 và H2S.
7.2.1.3.Ảnh hưởng bởi kỹ thuật nuôi và các hoạt động kinh tế của con người.
Hầu hết ao nuôi nước lợ đều được xây dựng từ việc chuyển đổi các vùng đất kém màu mỡ, vùng rừng ngập mặn. Các ao được khai hoang ở đây thể hiện một cách đặc trưng các dạng đất phèn.
Trong kỹ thuật nuôi, vôi thường được dùng để trung hòa phèn. Việc sử dụng vôi kết hợp với phân bón làm nền đáy ao bị chai cứng do sự hình thành phôtphat canxi Ca3(PO4)2 không tan.
Thuốc diệt côn trùng được sử dụng rộng rãi trong ao nuôi với mục đích diệt tạp. Những loại thuốc diệt tạp này bao gồm cả các diệt côn trùng có khả năng phân hủy sinh học (tự phân hủy) nguồn gốc thực vật như tro cây thuốc lá (nicôtin), bánh hạt chè (sapônin) và dịch chiết rễ cây Derris (rotenone); cũng như các chất diệt tạp hữu cơ với nhiều tên thương mại khác như Andrin, Thiodan, Organotins…
Các chất diệt tạp hữu cơ hầu hết chỉ được sử dụng duy nhất trong các ao nuôi cá, đặc biệt diệt ốc Cerithid. Các hoạt chất sinh học có nguồn gốc thực vật lại thường được sử dụng trong các ao nuôi tôm để diệt cá tạp.
Cá phế phẩm, thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp là những loại được dùng trong hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sự thay đổi chất lượng nước nhanh hay chậm là câu trả lời về chủng loại, số lượng và chất lượng thức ăn được sử dụng. Ô nhiễm ở các ao nuôi thủy sản có quan hệ trực tiếp với việc dùng thừa thức ăn.
Bên cạnh đó, các ao nuôi thủy sản còn phải chịu tác động của sự ô nhiễm nước ven bờ do các hoạt động kinh tế của con người.
Các vung ven bờ vẫn được coi như những nguồn hấp thụ không giới hạn các loại chất thải khác nhau những nguồn gây ô nhiễm ở các vùng ven bờ có thể phân làm 2 loại :
1. Các nguồn do những hoạt động trong vùng lân cận tạo ra. Ví dụ : Chất thải từ các khu dân cư và vùng nghỉ mát ; các kim loại nặng hoặc các chất rắn lơ lửng từ các khu công nghiệp ; sự rò rỉ và chảy dầu do hoạt động vận tải thủy ở các vùng cảng.
2. Những nguồn ô nhiễm do các hoạt động sử dụng đất đai khác khá xa vùng ven biển, ví dụ như các thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong nước thải nông nghiệp.
Chương 8. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NUÔI THỦY SẢN
Nước nuôi thủy sản có thể gặp phải các vấn đề về ô nhiễm có thể xuất phát từ chất lượng nước của nguồn nước tự nhiên ở một địa điểm cụ thể không được tốt, từ các quá trình phát sinh trong ao hay từ do các chất ô nhiễm xâm nhập vào ao nuôi từ các vùng phụ cận
Xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi và sau khi thải ra trong hệ thống nuôi thủy sản có ý nghĩa quan trọng giúp cho quá trình sản xuất phát triển mà vẫn đảm bảo môi trường bền vững.
Xử lý nâng cao chất lượng nước về thực chất là loại bỏ các chất vẩn vô cơ, các chất hữu cơ, các loài sinh vật và các loài tảo đơn bào, các loài nguyên sinh động vật… vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây hại đối với nguồn mục đích sử dụng nguồn nước sản xuất
Để cải thiện chất lượng nước, một mặt chúng ta phải xử lý nước trước khi đưa vào nuôi thuỷ sản, và thiết lập hệ thống xử lý nước sau khi nuôi thải ra ngoài vực nước tự nhiên.
Một số phương pháp xử lý nước thường được áp dụng trong NTTS hiện nay là: