Các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của nước ao nuô

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Trang 49 - 50)

5.1.2.1. Chất đất

Chất đất có ảnh hưởng rất lớn đến độ pH của nước ao nuôi như đất sét, đất đồi đỏ nâu, đất phèn có độ pH thấp làm cho nước có tính axit (nước có vị chua, độ trong cao, độ pH có thể <4).

Đất phèn chứa các phân tử : FeS2; FeSO4 ; Fe2(SO4)3 ; Al2(SO4)3 khi tiếp xúc với oxy không khí sẽ bị oxy hóa, hoặc thủy phân tạo ra axit H2SO4 làm pH giảm thấp.

5.1.2.2. Hoạt động sống của thuỷ sinh vật

Hô hấp của thuỷ sinh vật, giải phóng ra nhiều CO2, CO2 phản ứng với nước tạo ra axit carbonic làm độ pH của nước giảm xuống.

Ngược lại, ban ngày quá trình quang hợp của thực vật hấp thu CO2 nhanh hơn quá trình tạo ra CO2 từ quá trình hô hấp và phân huỷ chất hữu cơ làm cho khí CO2 giảm dần, khi đó thực vật phải lấy CO2 từ sự chuyển hoá HCO3- và sinh ra nhiều CO32- (cacbonate) làm pH tăng lên.

5.1.2.3. Sự phân huỷ chất hữu cơ:

Sự tích tụ các chất hữu cơ có thể là do cho ăn dư thừa, bón quá nhiều phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh... Khi chúng phân huỷ tạo ra nhiều axit hữu cơ và axit cacbonic.... khiến cho môi trường nước bị chua, làm giảm độ pH.

5.1.2.4. Nước mưa

Nước mưa có độ pH thấp do sự có mặt của axit nên nó là một trong những yếu tố làm giảm độ pH của nước ao sau khi mưa.

Ngoài ra độ pH của nước trong ao nuôi còn phụ thuộc vào chất lượng nước cấp vào ao, hay từ các quá trình bón phân đạm cho ao. Các loại phân đạm như: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3 ... khi hoà tan trong nước sẽ làm giảm độ pH

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)