Một trong những tiêu chuẩn quan trọng về chất lượng nước nuôi các đối tượng hải sản là phải duy trì ổn định thường xuyên độ mặn cần thiết.
- Cách tốt nhất để quản lý độ mặn nước ao nuôi là là nên chọn địa điểm nuôi thích hợp, nơi có nguồn nước đạt yêu cầu. Trường hợp nguồn nước có độ mặn cao hơn yêu cầu, có thể khắc phục bằng cách dùng nước có độ mặn thấp hơn pha thêm nhằm hạ thấp độ mặn.
- Bức xạ mặt trời là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới độ mặn trong ao. Khi bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ nước tăng dẫn đến tăng quá trình bốc hơi, làm độ mặn tăng cao. Ở các ao nuôi bán thâm canh thường có các phần trảng cạn, nếu không giữ được mực nước cao sẽ làm tăng nhanh độ mặn khi nắng. Do vậy giải pháp ở đây là phải giữ mực nước ổn định (giảm ảnh hưởng của quá trình bốc hơi)
- Một nguyên nhân nữa làm ảnh hưởng tới độ mặn của nước trong ao nuôi đó chính là mưa vì nước mưa là nước ngọt có độ mặn nhỏ hơn 0,005 ‰. Do đó sau khi mưa thường làm cho độ mặn nước ao nuôi giảm thấp, đặc biệt là nước tầng
mặt. Do vậy giải pháp khắc phục vấn đề độ mặn giảm thấp sau khi mưa là thay nước hoặc tháo nước tầng mặt sau khi mưa.
5.3. Độ kiềm
Các thành phần mang tính bazơ có tính chất trung hoà các axit. Được gọi là độ kiềm của nước. Trong hầu hết các loại nước thì hai ion HCO3- và CO32- là thành phần cơ bản của độ kiềm. Độ kiềm của nước được tính theo mg/l CaCO3.
Độ kiềm có tác dụng quan trọng trong nước thông qua khả năng làm giảm sự biến động của độ pH. Nước có độ kiềm tổng cao thì pH ổn định và ngược lại.
Nước biển tự nhiên thường có độ kiềm cao vì nguồn cung cấp HCO3- và CO32- dồi dào. Trong nuôi nước lợ độ kiềm giảm thấp có thể do những lý do sau:
- Độ mặn nước ao thấp - Đất phèn
- Thay nước ít
- Phiêu sinh thực vật phát triển quá dày.
Độ kiềm giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của môi trường nước, đây được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng duy trì được sự biến động pH thấp của nước ao nuôi, hạn chế các tác hại của các độc chất sẵn có trong ao nhằm không tạo ra các sốc bất lợi cho tôm, cá nuôi. Đối với ao nuôi cá độ kiềm cần phải cao hơn 20mg CaCO3/lit Đối với ao nuôi tôm độ kiềm cần phải cao hơn 50mg CaCO3/lit. Bón vôi CaCO3 và CaMg(CO3)2 được xem là biện pháp hữu hiệu để duy trì và làm tăng độ kiềm trong nước.
Tuy nhiên khi độ kiềm > 200 mg/l thì độ pH sẽ tăng cao với độ pH như vậy nó sẽ làm tăng độc tính của NH3 và có thể gây trở ngại cho việc lột vỏ của tôm, làm tôm chậm lớn và nghiêm trọng hơn có thể làm tôm chết hàng loạt.
Hình 5.2. Ảnh hưởng của độ kiềm đến sự biến động độ pH theo ngày
Độ kiềm thấp Độ kiềm thích hợp
6:00 14:00 6:00 thời gian pH
Theo tài liệu: “Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi “ thì để duy trì ổn định độ kiềm trong ao nuôi tôm thì: giai đoạn 60 ngày đầu thường xuyên bón bột đá vôi, hay vôi đolomit hai tuần một lần với liều lượng 100-300 kg/ha. Giai đoạn sau 60 ngày sau một tuần một lần bón 100-300 kg/ha và khi độ kiềm trong ao nuôi thấp cần phải bón bột đá vôi hoặc vôi đolomit xuống ao với liều lượng 30 – 50 kg/ha/ ngày để tăng hàm lượng độ kiềm của nước duy trì ổn định độ pH.
Trong nuôi cá việc định kỳ bón vôi bột là biện pháp duy trì ổn định độ kiềm của nước ao nuôi.
Độ kiềm có thể xác định bằng phương pháp phân tích hóa học hoặc có thể xác định nhanh bằng các bộ test kit xác định độ kiềm.
5.4. Độ cứng
Sự có mặt của can-xi và ma-giê trong nước gây ra độ cứng cho nước. Nước cứng được nhận biết dễ dàng như: pha trà mất ngon, giặt quần áo tốn xà phòng nhưng vẫn ít bọt, đóng cặn trong các dụng cụ đun nấu...
- Độ cứng được xác định và biểu diễn theo mg CaCO3/lit hoặc theo độ Đức (0H).
Dựa vào độ cứng, người ta chia nước thành các loại sau:
Bảng 5.2. Phân loại nước theo độ cứng
Tính chất nước Độ cứng Độ Đức (0H) Meg/l Rất mềm 0-4 0-1,5 Mềm 4-8 1,5-3,0 Cứng trung bình 8-12 3,0-4,5 Tương đối cứng 12-18 4,5-6,0 Cứng 18-30 6,0-10,0 Rất cứng > 30 >10
- Sự biến động về độ cứng trong nước thiên nhiên có thể từ 0 – 20 0H, nguồn nước ở các vùng đồi núi đất đỏ hầu như không có Canxi và Magiê, nên độ cứng xấp xỉ bằng không. Các vùng đồng bằng hoặc nước ao nuôi cá được bón vôi, độ cứng lớn có thể > 40 0H.
Độ cứng của nước ảnh hưởng đến tôm, cá nuôi ở vai trò thay đổi áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến điều hoà hàm lượng Ca2+ trong máu. Canxi có vai trò
trong việc cấu tạo bộ xương hoặc vỏ cứng của động vật thuỷ sinh. Magiê cần cho thực vật cấu tạo chất diệp lục của lá xanh để quang hợp. Tuy nhiên, khi độ cứng quá cao cũng không tốt do nó tạo thành màng mỏng trên mặt nước, làm ngăn cản các quá trình trao đổi khí giữa nước ao nuôi với không khí. Đối với tôm nước quá cứng sẽ lảm giảm sự lột xác và mức tăng trưởng của chúng,... Do vậy, độ cứng cao quá hay thấp quá thì đều có ảnh hưởng không tốt đến NTTS. Độ cứng thích hợp trong ao nuôi là từ 5 – 100H (90 – 180 mg CaCO3/lit), khi độ cứng thấp cần bón vôi để tăng độ cứng .
Độ cứng có thể xác định bằng phương pháp phân tích hoá học hoặc có thể xác định nhanh bằng các bộ test kit xác định độ cứng.