Phương pháp lắng

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Trang 72 - 73)

Lắng là pp tách chất rắn dạng huyền phù ra khỏi nước do tác dụng của lực hấp dẫn. Dưới tác dụng của lực trọng trường, các hạt cặn có khối lượng lớn hơn khối lượng riêng của chất lỏng bao quanh nó sẽ lắng xuống.

Lý do: nước tự nhiên thường có các chất lơ lửng (bùn, cát, chất hữu cơ…) nếu không qua xử lý mà đưa ngay nước vào ao nuôi sẽ dẫn đến quá trình sa lắng trong ao nuôi, nhất là ao nuôi ở vùng thuỷ sản nước lợ, vùng cửa sông (nơi nguồn nước cấp cho ao thường bị nhiễm đục bởi các chất bẩn vô cơ, nhất là vào mùa mưa. Các chất lơ lửng này cũng tiêu hao một lượng đáng kể O2, do đó khi phù sa ứ đọng trong ao nuôi không những làm giảm thể tích ao mà còn góp phần tiêu hao oxy trong nước.

Trong NTTS người ta thường dùng ao lắng để loại bỏ các chất lơ lửng trước khi đưa vào ao nuôi.

Để đảm bảo tốt chức năng xử lý cơ học và hoá học thì diện tích ao lắng chiếm khoảng 10-20% tổng diện tích hệ thống ao. Ao lắng nên được đào sâu để có sức chứa lớn. Nếu mức nước trong ao lắng cao hơn ao nuôi 40- 50 cm thì sẽ thuận lợi cho việc cấp nước cho ao nuôi.

Ao lắng ngoài các tác dụng xử lý các chất lơ lửng và xử lý các tác nhân độc hại (mầm bệnh, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kim loại nặng…) bằng các chất hoá học (thuốc tím, chlorine…) nó còn có tác dụng điều hoà độ mặn, nhiệt độ, O2 oxy hoá các khí độc, kim loại nặng, và nhiều phản ứng tự làm sạch môi trường khác. Do đó để đảm bảo có chất lượng nước tốt trước khi đưa vào ao nuôi người ta thường lưu nước trong ao lắng ít nhất 10- 15 ngày. Nước qua ao lắng sẽ làm tăng hệ số an toàn khi nuôi. Nhờ vai trò của ao lắng, môi trường nước tốt hơn, tăng mật độ thả, tăng năng suất.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)