Dùng chế phẩm sinh học

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Trang 85 - 87)

Sử dụng các chế phẩm sinh học để phân huỷ các chất thải hữu cơ được tích tụ trong thời gian nuôi tôm làm cho đáy ao không bị nhiễm bẩn.

- Trong quá trình nuôi tôm cá càng về cuối giai đoạn nuôi thì lượng chất hữu cơ tích luỹ càng nhiều từ :

- Các chất hữu cơ từ thức ăn của tôm cá chưa tiêu thụ hế, từ phân hữu cơ bón cho ao.

- Các chất thải từ tôm cá

Khi chúng phân huỷ, đặc biệt trong điều kiện yếm khí sẽ làm phát sinh ra nhiều yếu tố độc hại cho môi trường ao nuôi như: hàm lượng H2S; NH3… tăng cao, lượng oxy hoà tan giảm thấp, pH giảm thấp. Do đó, để xử lý ngoài biện pháp thay nước cho ao nuôi thì một phương pháp sinh học khác cũng thường được áp dụng đó là dùng men vi sinh để xử lý.

Thành phần của men vi sinh xử lý nước ao nuôi thuỷ sản gồm: một dòng hay một tập đoàn vi khuẩn, các men phân huỷ hữu cơ và có thể có cả các chất chiết xuất sinh học.

- Một sản phẩm chế phẩm men sinh học khi sử dụng có hiệu quả tốt phải bao gồm:

+ Vi khuẩn dị dưỡng + Vi khuẩn hoá tự dưỡng

+ Các men (enzym): amylaza, proteaza, kitinaza, lipaza, celluloze. + Các chất khoáng dinh dưỡng

Tác dụng:

- Giảm chất hữu cơ: chúng phân huỷ các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất vô cơ đơn giản như các enzym proteaza, kitinaza… sẽ phân huỷ protein, kitin … thành các chất vô cơ đơn giản như NH3, …

- Giảm amoniac: xu thế tăng cao của amoniac sẽ được làm giảm thấp do 2 loài vi sinh vật hoá tự dưỡng theo chu trình:

2NH4+ + O2 2NO2- + 4H+ + 2H2O + Q

NO2- + 1/2O2 NO3- + Q

- Giảm tảo: Vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus vừa sử dụng trực tiếp chất hữu cơ trong ao, vừa khử nitrat thành nitơ phân tử (NO3-  N2 ) dạng khí thoát ra ngoài, làm giảm muối dinh dưỡng trong ao, hạn chế số lượng tảo, duy trì độ trong trong ao.

- Giảm bệnh: vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus nhờ môi trường thích hợp sẽ phát triển với số lượng lớn, cạnh tranh sử dụng thức ăn của nguyên sinh động vật, các vi sinh vật và vibrio có hại, ngăn chặn sự phát triển của chúng, giảm các tác nhân gây bệnh cho tôm nuôi.

Nhờ bón phân vi sinh mà hạn chế sử dụng các hoá chất và thuốc kháng sinh và quá trình phân huỷ chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản làm giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ nhờ vậy cũng làm hạn chế thay nước trong quá trình nuôi, góp phần cải thiện môi trường nước.

Một số chú ý khi sử dụng men vi sinh xử lý nước ao nuôi: - Nhóm chế phẩm này được sử dụng trực tiếp cho ao nuôi

- Do quá trình phân huỷ hữu cơ tiêu tốn nhiều oxy cho nên chỉ sử dụng trong hệ thống nuôi có sục khí hoặc quạt nước.

- Do bản chất các chế phẩm này là các vi sinh vật sống, nên yêu cầu: không dùng chung hoặc trước hoặc ngay sau khi sử dụng kháng sinh hay các chất diệt khuẩn như formalin, iodin, thuốc tím…

- Nên định kỳ sử dụng lại các chế phẩm này để duy trì mật độ vi khuẩn có lợi cao trong hệ thống NTTS hay trong hệ thống tiêu hoá của tôm cá nuôi.

Nitrosomonas Nitrobacter

Phương pháp sinh học là bón phân vi sinh người ta còn sử dụng phương pháp sinh học khác để xử lý nước nuôi thuỷ sản thải ra sau quá trình nuôi là phương pháp lọc sinh học. Đó là, một phần nước sau khi nuôi được tháo bỏ ra ngoài, đưa vào hệ thống ao xử lý nước thải.

Nguyên tắc của ao xử lý nước thải thông thường dựa vào phương pháp sinh học.

Đối với nước lợ (nuôi tôm): có thể dùng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ cùng với rong biển tạo nên một hệ thống lọc sinh học. ở giai đoạn đầu, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ lọc các chất hữu cơ lơ lửng ra khỏi tầng nước, khi đó phần còn lại sẽ là các hợp chất nitơ vô cơ và photpho vô cơ. Các hợp chất này đến lượt nó lại là phân bón lý tưởng cho rong biển.

Đối với nước ngọt: có thể sử dụng cá rô phi, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, rong câu.

Ý nghĩa:

- Cho nguồn thu bổ xung từ các loài nuôi trong ao xử lý như cá rô phi, các loại nhuyễn thể

- Chuyển nước bị ô nhiễm thành nước ít ô nhiễm hơn

Thông thường ao xử lý nươc thải chiếm khoảng 15- 20% tổng diện tích.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)