Quản trị và tầm quan trọng của đánh giá kết quả công việc trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng KPI đánh giá kết quả thực hiện công việc nhân viên phòng kỹ thuật chất lượng công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay​ (Trang 28 - 31)

Trần Anh Tài (2013, Trang 11) đã phát biểu rằng:

“Quản trị là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc hoặc những nỗ lực của con người nhằm đạt được các mục tiêu đề ra”

“Quản trị là việc thực hiện các hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung thông qua những nỗ lực của người khác”

Nhƣ vậy có thể nói, quản trị là một hoạt động có quá trình, có sự tham gia của nhiều cá nhân trong tổ chức. Hoạt động quản trị càng phức tạp khi tổ chức có quy mô càng lớn. Tại Việt Nam, định nghĩa về quản trị đƣợc chấp nhận một cách rộng rãi nhất là:

“Quản trị là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đã đặt ra” (Trần Anh Tài, 2013, Trang 12).

Hoạt động quản trị của một tổ chức diễn ra thì nó phải thực hiện đủ các chức năng sau:

(1) Chức năng hoạch định: Có nghĩa là nhà quản trị phải đề ra các mục tiêu, thành lập các chƣơng trình và triển khai tất cả các nguồn lực cần thiết để hoàn thành mục tiêu đã đề ra đó.

(2) Chức năng tổ chức: Đây là chức năng sắp xếp cơ cấu của bộ máy phù hợp với mục tiêu đã đề ra và nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp đang có; từ đó sắp xếp hình thành mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức dựa trên chức năng nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao trong quá trình hoạt động.

(3) Chức năng quản trị nhân sự: gồm một loạt các hoạt động liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn nhân lực nhƣ: tuyển dụng, đề bạt, đánh giá, khen thƣởng, kỉ luật, đào tạo, …

(4) Chức năng lãnh đạo: Một tổ chức chỉ có thể hoạt động khi và chỉ khi có các hành vi liên quan đến dẫn dắt, tạo động lực thúc đẩy các thành viên trong tổ chức đó thực hiện một cách tích cực các nhiệm vụ nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức.

(5) Chức năng kiểm tra: Chính là đo lƣờng kết quả hoạt động để so sánh với các mục tiêu đã đề ra khi hoạch định nhằm phát hiện các sai lệch để từ đó điều chỉnh không chỉ là về cơ cấu tổ chức, cách thức phƣơng hƣớng hoạt động mà còn có thể điều chỉnh cả về mục tiêu mà tổ chức hƣớng tới.

Đã là nhà quản trị thì luôn phải thực hiện đầy đủ các chức năng trên. Tuy nhiên tùy thuộc vào cấp độ quản trị sẽ có mức độ quan tâm, dành thời gian công sức khác nhau đối với các chức năng quản trị khác nhau. Đối với phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ tập trung đi sâu vào khía cạnh đánh giá kết quả công việc của chức năng quản trị nhân sự.

“Quản trị nhân sự là quá trình thực hiện các hoạt động thu nhận sử dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức, đồng thời góp phần thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân” (Trần Anh Tài, 2013, Trang 111).

Nhƣ vậy trƣớc tiên để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức, nhà quản trị phải tìm cách để có thể đánh giá đƣợc kết quả công việc của các nhân viên cấp dƣới của mình. Để đánh giá kết quả công việc đƣợc thì phải đo lƣờng đƣợc kết quả đó. Peter Drucker – Cha đẻ của quản trị kinh doanh hiện đại đã có nhận định: “Cái gì không đo đƣợc thì cũng không quản lý đƣợc; cái gì không đo đƣợc thì cũng không cải tiến đƣợc”. Nhƣ vậy đánh giá kết quả công việc không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nhà quản trị trong việc đánh giá, trả lƣơng cho ngƣời lao động, mà nó còn làm cơ sở để ngƣời lao động chủ động học tập, trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm để nâng cao chỉ số đánh giá kết quả công việc của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng KPI đánh giá kết quả thực hiện công việc nhân viên phòng kỹ thuật chất lượng công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)