Điều kiện triển khai KPI trên toàn Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng KPI đánh giá kết quả thực hiện công việc nhân viên phòng kỹ thuật chất lượng công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay​ (Trang 117 - 119)

Công ty cần phân bổ hợp lý các nguồn lực thích hợp để xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc của toàn công ty; ví dụ nhƣ giao cho các phòng ban tự xây dựng các chỉ số KPI phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của bộ phận sau đó trình thẩm định cấp công ty. Điều này giúp cho Phòng Tổ chức cán bộ - lao động giảm đƣợc gánh nặng phải xây dựng KPI cho hơn vị trí chức danh toàn Công ty. Mặt khác cũng giảm thiểu đƣợc rủi ro KPI không đáp ứng các tiêu chí SMART. Trên cơ sở một số các nguyên nhân khó khăn khi triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống KPI ở các doanh nghiệp tại Việt Nam nhƣ đã trình bày tại Chƣơng 1, để triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống KPI tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay, tác giả đề xuất một số các điều kiện nhƣ sau:

(1) Cần thiết phải có công tác đào tạo để hiểu rõ về KPI đối với đội ngũ quản lý của Công ty. KPI không đơn thuần là một công cụ để đo lƣờng và đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên vào cuối mỗi kỳ đánh giá. Bản chất của KPI là một công cụ quản trị chiến lƣợc đắc lực cho nhà quản trị, từ việc xác lập mục tiêu chiến lƣợc, theo dõi quá trình thực hiện mục tiêu, cảnh báo hiệu suất để cải tiến và điều chỉnh kịp thời các mục tiêu.

(2) Nhất quán trong triển khai áp dụng hệ thống KPI. Bằng cách tuyên truyền và đào tạo nội bộ, ngƣời lao động cần phải đƣợc hiểu rõ, KPI là công cụ để chính bản thân họ theo dõi kết quả làm việc của mình để cải tiến, khuyến khích họ cùng phát triển nâng cao năng lực. Công ty phải có văn hóa “Just do It – Hãy làm ngay” để tạo động lực khi triển khai KPI. Mặt khác, ngƣời lao động cũng phải ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong công việc bằng cách hiểu rõ tầm nhìn – sứ mệnh của công ty, mục tiêu cá nhân của mình là gì, để thực hiện mục tiêu đó thì cần phải làm những gì, khi kết quả không nhƣ mong đợi thì mình sẽ cùng với quản lý cấp trên bàn bạc và đƣa ra giải pháp nhƣ thế nào để thực hiện mục tiêu.

(3) Lãnh đạo Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay phải có quyết tâm trong việc xây dựng và triển khai đánh giá thực hiện công việc bằng KPI. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống KPI phải đƣợc ban lãnh đạo quán triệt tới từng ngƣời lao động. Sự quyết tâm còn đƣợc thể hiện ở việc tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng KPI của ban lãnh đạo, tránh sự phó mặc cho nhân viên chuyên trách tự thực hiện.

(4) Thành lập và duy trì một tiểu ban phụ trách việc xây dựng và điều chỉnh KPI cho toàn Công ty. Tiểu ban này phải đủ chuyên môn, đủ năng lực để có trách nhiệm tham mƣu trong việc xây dựng KPI nhƣ xác lập rõ ràng hệ thống tiêu chí và mục tiêu, xác định sự phù hợp của các thƣớc đo cũng nhƣ chỉ tiêu đánh giá. Ngoài ra tiểu ban cũng có trách nhiệm theo dõi và tổng hợp

KPI, để đƣa ra cảnh báo kịp thời tới lãnh đạo Công ty, không thể để đến khi cuối kỳ mới “cảnh báo” sẽ vô nghĩa và không đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Tiểu ban này phải luôn đƣợc duy trì trong suốt quá trình hoạt động của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng KPI đánh giá kết quả thực hiện công việc nhân viên phòng kỹ thuật chất lượng công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay​ (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)