Khoản mục CPBH, CPQLDN là hai khoản mục có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên. Do đó làm tăng cơ hội sai sót nảy sinh dẫn đến rủi ro cao trong quy trình kiểm toán. Đồng thời, CPBH và CPQLDN có ảnh hưởng đến các chỉ
Khóa luận tốt nghiệp 15 Học viện Ngân Hàng
Trong quá trình kiểm toán chi phí nói chung và CPBH, CPQLDN nói riêng, KTV thường lưu ý những sai sót và rủi ro sau:
> Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế phát
sinh.
- Doanh nghiệp đã hạch toán chi phí khi chưa có căn cứ, ví dụ thiếu các bằng chứng
chứng minh chi phí thực tế phát sinh như: hạch toán khống khi thiếu hóa đơn, chứng từ hoặc đã hạch toán trùng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Doanh nghiệp đã hạch toán các khoản chi không được tính vào chi hoạt động như:
các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, phạt phá vỡ hợp đồng, phạt do nộp thuế
chậm, mua sắm tài sản cố định, chi phí công tác vượt định mức, các khoản
chi thuộc
nguồn kinh phí khác tài trợ, các khoản chi ủng hộ các cơ quan tổ chức xã hội
ủng hộ
cán bộ công nhân viên, chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến
doanh thu...
- Doanh nghiệp đã hạch toán những khoản mục CPBH, CPQLDN có sự sai sót, nhầm lẫn trong quá trình tính toán, ghi sổ do đó làm cho chi phí ghi trong sổ sách,
báo cáo kế toán tăng lên so với số phản ánh trên chứng từ kế toán.
- Doanh nghiệp đã hạch toán các khoản phải vốn hóa vào giá trị tài sản cố định vào
toàn bộ chi phí trong kì.
- Doanh nghiệp đã hạch toán toàn bộ khoản mục CPBH, CPQLDN trong năm các
khoản đã thực tế phát sinh nhưng do nội dung, tính chất và độ lớn của các
khoản chi
Nguyễn Phương Uyên Khoa Kế toán — Kiểm
Khóa luận tốt nghiệp 16 Học viện Ngân Hàng
hiểm... Trên thực tế, DN thường đẩy chi phí của kì trước hoặc kì sau vào kì báo cáo để nhằm tăng CPHĐ trong kì làm giảm lợi nhuận và giảm thuế TNDN phải nộp.
> Chi phí phản ánh trên báo cáo, trên sổ sách kế toán thấp hơn chi phí thực
tế.
- Những khoản CPBH, CPQLDN thực tế đã chi nhưng vì lí do nào đó chứng từ bị thất lạc mà doanh nghiệp không có biện pháp cần thiết để tìm kiến và hoàn thiện chứng từ hợp lệ nên khoản chi này không được hạch toán vào chi phí trong kỳ mà được treo ở những tài khoản khác chờ xử lý như tài khoản tạm ứng, nợ phải thu, chi
phí trả trước và ứng trước cho nhà cung cấp.
- Những khoản chi phí thực tế đã chi và phát sinh trong kỳ nhưng người được giao nhiệm vụ chưa hoàn thành thủ tục thanh toán, do vậy những khoản chi này vẫn chưa
được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Từ đó khiến cho chi phí này bị ghi thiếu và chi
phí của kỳ sau tăng lên. Việc hạch toán như vậy khiến lợi nhuận bị phản ánh sai lệch.
- Doanh nghiệp đã hạch toán các khoản chi tiêu cho những công việc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán - chi phí dở dang, theo giá hạch toán thấp hơn so với chi phí
của công việc này mà không có sự điều chỉnh.
Ngoài ra, có thể xảy ra sai sót liên quan đến việc phân loại và hạch toán chi