- Thực hiện thủ tục phân tích đối vớ
d. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh đối với Chiphí hoạt động
2.2.1.1 Giai đoạn thực hiện a.
cáo tài chính, thảo luận với các bộ phận khác của AASC đã từng tham gia cung cấp dịch vụ cho khách hàng về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm:
- Thủ tục phân tích sơ bộ - Xem xét rủi ro về gian lận - Độ tin cậy của nguồn số liệu
- Phương pháp kiểm toán với các rủi ro đã đánh giá - Các yêu cầu về kiểm tra tính tuân thủ
- Quản trị và dự kiến thời gian: nhân sự nhóm kiểm toán, thời gian dự kiến.
Đây là giai đoạn nhóm kiểm toán tiến hành thảo luận về các vấn đề đặc thù của cuộc kiểm toán. Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện phân công công việc từng phần hành cụ thể cho các KTV và trợ lý.
Thiết kế chương trình kiểm toán
Một chương trình kiểm toán chung cho khoản mục CPBH và CPQLDN đã được AASC thiết kế riêng. Trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ thực hiện các công việc theo chương trình kiểm toán chung của công ty. Tùy theo lĩnh vực hoạt động, đặc điểm của khách hàng mà KTV sẽ linh động trong việc áp dụng chương trình kiểm toán chung.
2.2.1.1 Giai đoạn thực hiệna. a.
Kiểm tra, đối chiếu tổng hợp số liệu so sánh.
CPBH & QLDN là chỉ tiêu không có số dư cuối kỳ, do vậy công việc của KTV hướng tới mục tiêu kiểm toán tính trung thực và hợp lý của số phát sinh trong kỳ. Cụ thể, KTV tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ cái, sổ chi tiết của TK 641, 642 với số liệu trên BCĐSPS.
Trong thủ tục này, KTV cần đánh giá xem xét lại các chính sách kế toán liên quan đến việc hạch toán CPBH & QLDN đã tuân thủ chuẩn mực kế toán áp dụng đối với 2 khoản mục CPBH và CPQLDN hay chưa và đồng thời đánh giá tính nhất quán của chính sách kế toán năm nay và năm trước.
b.
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Khóa luận tốt nghiệp 43 Học viện Ngân Hàng
Như đã trình bày ở giai đoạn trên, việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả đánh giá tính hữu hiệu của KSNB tại đơn vị được kiểm toán. Nếu KSNB được đánh giá là có hiệu lực thì KTV sẽ thực hiện thử nghiệm kiểm soát nhằm mục đích thu thập bằng chứng KiT để khẳng định thiết kế phù hợp và vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ khoản mục CPBH và QLDN tại khách hàng. Dựa vào các CSDL, KTV sẽ đưa ra các mục tiêu kiểm soát. Tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC khi kiểm toán khoản mục chi phí, Công ty đưa ra 6 mục tiêu kiểm soát chung gồm có:
- Tính hiện hữu: Chi phí được ghi nhận trên sổ cái phải có thật. - Tính đầy đủ: Các khoản chi phí được ghi nhận đúng và đầy đủ. - Tính đúng kỳ: Các khoản chi phí phát sinh được ghi nhận đúng kỳ.
- Tính chính xác: Các nghiệp vụ chi phí được ghi nhận chính xác, đúng đối tượng.
- Tính quyền và nghĩa vụ: Một khoản chi phí phát sinh trong kì được ghi nhận khi nó phát sinh tại doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình bán hàng, quản lý doanh nghiệp tại đơn vị.
- Tính đánh giá: Một khoản chi phí được ghi nhận theo giá trị thích hợp dựa trên chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Tiếp sau đó, KTV sẽ xác định những kiểm soát chính mà KSNB của doanh nghiệp thực hiện tương ứng với mỗi kiểm soát chung. Từ đó, KTV sẽ đưa ra các thủ tục kiểm toán tương ứng với kiểm soát chính để phục vụ quá trình thực hiện KiT tại doanh nghiệp.
c.
Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục này được thực hiện nhằm đánh giá xu hướng biến động của khoản mục CPBH & CPQLDN qua các kỳ kế toán nhằm khoanh vùng những sai phạm có thể xảy ra.
Tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, KTV thường sử dụng phương pháp phân tích hợp lý, phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất và phân tích đối ứng
Nguyễn Phương Uyên Khoa Kế toán — Kiểm
GTGT... để đảm bảo tính “có thật” của khoản chi phí.
Khóa luận tốt nghiệp 44 Học viện Ngân Hàng
bất thường. Đối với khoản mục CPBH và CPQLDN, phân tích xu hướng và phân tích đối ứng bất thường là hai kỹ thuật được sử dụng chủ yếu.
- Phân tích xu hướng:
Là việc so sánh phát sinh tài khoản CPBH và CPQLDN giữa các năm. Để thực hiện phân tích xu hướng được hiệu quả, KTV ngoài phân tích chi phí BH và QLDN theo các đầu mục chi phí đã được phân loại theo quy định tại TT200/2014/TT-BTC, để từ đó thấy rõ được sự biến động theo khoản mục chi phí tại đơn vị. Điều này giúp KTV dễ dàng nhận diện được những biến động lớn và tập trung nhiều hơn vào những chỉ tiêu đó.
- Phân tích đối ứng bất thường:
Việc phân tích đối ứng bất thường phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của KTV để xem xét tính hợp lí của các đối ứng. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường, KTV tiến hành kiểm tra các chứng từ của các nghiệp vụ bất thường và kết hợp với phỏng vấn bộ phận kế toán về những giao dịch này và từ đó quyết định những công việc tiếp theo.
Sau khi hoàn thành TNKS và các thủ tục phân tích, nếu kết quả cho thấy còn tồn tại những vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến cuộc kiểm toán mà kế hoạch kiểm toán chưa đề cập tới, trưởng nhóm sẽ trao đổi với Lãnh đạo phòng phụ trách. Trong trường hợp cần thiết, trưởng nhóm sẽ sửa đổi, bổ sung kế hoạch kiểm toán tổng thể và phổ biến tới các thành viên trong nhóm.
d.
Thực hiện thử nghiệm cơ bản
Tùy vào những loại hình công ty riêng biệt, sẽ có những thủ tục kiểm tra chi tiết để đảm bảo CSDL trong cuộc kiểm toán. Tùy vào đánh giá của KTV sẽ đưa ra những thủ tục kiểm tra chi tiết nhiều hay ít. Khi kiểm toán các công ty, KTV sẽ phải kiểm tra các CSDL về:
Thứ nhất, kiểm tra CSDL “Hiện hữu”
- Thủ tục kiểm toán hiệu quả nhất cho CSDL này là KTV tiến hành xác định các khoản chi phí hiện hữu trong kỳ. KTV sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp chứng từ liên quan, phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng mua bán, bản danh mục mua bán hàng, HĐ
Nguyễn Phương Uyên Khoa Kế toán — Kiểm
toán
quan, đảm bảo sự hiện hữu của các khoản đó.
- Trường hợp đơn vị thiếu các chứng từ liên quan thì KTV phải xác định khoản đó có trọng yếu không và thay thế bằng các thủ tục kiểm toán khác.
Thứ hai, kiểm tra tính “Tính toán, đánh giá”
- KTV xem xét về giá trị của các khoản phát sinh chi phí có đúng thực tế trên sổ sách kế toán. Các số liệu và phép toán khi thực hiện phải đảm bảo tính chính xác về mặt toán học và không có sai sót.
Thứ ba, với CSDL “Phân loại và hạch toán đầy đủ - chính xác - đúng kỳ ”
- Kiểm tra các chứng từ chi tiền đã được dùng làm căn cứ ghi sổ các loại bút toán chi phí xem có được xác định và phân loại đúng đắn hay không (Tiền mua VPP, tiền lương nhân viên, CCDC, tiền thuế phí, lệ phí, chi phí marketing, môi giới, ..).
- Kiểm tra, so sánh số lượng bút toán ghi nhận tiền với số lượng các chứng từ thu tiền kết hợp với kiểm tra số thứ tự các phiếu chi được ghi nhận trên sổ chi tiền, để có thể phát hiện trường hợp có thể bị bỏ sót hay ghi thiếu.
- Đối chiếu về số, ngày và số tiền trên chứng từ thu tiền với việc ghi nhận chứng từ đó vào sổ kế toán để kiểm tra tính chính xác của hạch toán nghiệp vụ.
a.
Đánh giá lai mức trọng yếu và pham vi kiểm toán
Sau khi hoàn thành KiT của tất cả các phần hành, KTV sẽ đánh gía lại mức trọng yếu và phạm vi kiểm toán. Mức trọng yếu được lập trong giai đoạn cuối cuộc kiểm toán dựa trên MTY đã xác định ở giai đoạn lập kế hoạch và kết quả thực hiện kiểm toán. KTV cần xem xét lại MTY trong giai đoạn thực hiện KiT để thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp và đẩy đủ.