- Sản xuất các sản phẩm từ đá
a. Chính sách quản lý của Nhà nước đối với ngành nghề đơn vị đang hoạt động (quy hoạch, định hướng phát triển, điều kiện kinh d o anh )
Tại Hội thảo “Tổ chức kiểm toán đối với hoạt động quản lý, khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản” do Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Hiệp hội kế toán công chứng Australia - CPA Australia tổ chức ngày 15/11/2012, các chuyên gia của KTNN đã có những tham luận phân tích thực trạng quản lý, khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản hiện nay, những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán trong lĩnh vực quản lý, khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản, trên cơ sở đó giúp Chính phủ nâng cao hiệu quả quản lý, Quốc hội và HĐND các cấp giám sát tốt việc khai thác, kinh doanh và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá của đất nước.
Đối với vấn đề minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng, mặc dù từ năm 2010 đến nay, khung chính sách và pháp luật về tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đã từng bước hoàn thiện khi Luật Khoáng sản được ban hành, tạo hành lang pháp lý để thực hiện minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng, thế nhưng trên thực tế, vẫn còn khoảng cách lớn giữa những chủ trương, quy định và thực tiễn thi hành. Chính phủ đã cấm nhưng vẫn có tình trạng xuất khẩu khoáng sản thô, xuất khẩu lậu, gây ra tham nhũng, lãng phí lớn.
Nguyễn Phương Uyên toán
Khoa Kế toán — Kiểm
Nguyễn Phương Uyên toán
Khoa Kế toán — Kiểm
Địa điểm Hoạt động SXKD chính
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Đặc biệt, vấn đề minh bạch và trách nhiệm giải trình cần được nâng cao để quản lý hiệu quả hơn nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước. Cùng với đó, cần sớm công khai các thông tin cơ bản về dự án khai thác khoáng sản, gồm: Diện tích, thời hạn, công suất, tình trạng, giấy phép; báo cáo đánh giá tác động môi trường, thậm chí cả nguồn thu từ khoáng sản đóng góp cho địa phương nhằm bảo đảm quyền lợi người dân nơi có khoáng sản.