Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 66 - 72)

3.3.2.1 Hạn chế

Chưa hoàn thành một số chỉ tiêu về thu hồi nợ

Giai đoạn 2017-2018, BIDV Cầu Giấy không hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu thu lãi treo, thu nợ gốc cấu phần tài sản xấu và chỉ tiêu thu nợ đã bán cho VAMC, cụ thể:

Năm 2017, Chi nhánh thu lãi treo chỉ được 2,1 tỷ so với 21,9 tỷ được giao; thu nợ gốc cấu phần tài sản xấu là 124 tỷ đạt 60% kế hoạch.

Năm 2018, Chỉ tiêu thu nợ bán VAMC chỉ đạt 2,16 tỷ so với 8 tỷ được giao đầu năm, đạt thấp so với kỳ vọng cũng như những nỗ lực thực tế mà Chi nhánh cũng như Trung tâm xử lý nợ hỗ trợ triển khai.

Kết quả xử lý nợ diễn ra chưa đồng đều

Mặc dù đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tuy nhiên kết quả đạt được trong hoạt động xử lý nợ diễn ra chưa đồng đều. Việc giảm tổng số dư tài sản xấu tập trung chủ yếu vào dư nợ của Công ty TNHH Hòa Bình (chiếm 89% trong năm 2017), chưa tạo được hiệu ứng đồng đều trong kết quả về số liệu của hoạt động xử lý nợ nói chung. Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng Nhà máy Inox Quốc tế Hòa Bình, một số TSBĐ quan trọng như sàn Trung tâm thương mại tại số 505 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội và số 31 Kim Mã. Q. Cầu Giấy, Hà Nội chưa hoàn thành được thủ tục thế chấp.

Còn nhiều bất cập trong quá trình xử lý nợ xấu

Còn nhiều lúng túng trong việc xử lý nợ xấu theo nghị định 42/2017 dẫn đến thời gian xử lý nợ xấu kéo dài và thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó quy định của BIDV nói chung và BIDV Cầu Giấy nói riêng về hoạt động xử lý nợ xấu còn thiếu linh hoạt, dẫn đến hiệu quả xử lý nợ xấu chưa cao.

3.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

- Sự phối hợp xử lý nợ xấu giữa các bộ phận chưa hiệu quả: Việc phối hợp giữa các bộ phận trong Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, công việc của bộ phận chuyên trách xử lý nợ tỏ ra đơn độc trước nhiệm vụ lớn và khó khăn dẫn đến khó khăn trong việc hoàn thành được chỉ tiêu xử lý nợ theo Đề án tái cơ cấu Chi nhánh giai đoạn 2018-2020. Bên cạnh đó, một số sự việc xảy ra tại một số Chi nhánh dẫn đến có sự điều chỉnh trong quan điểm điều hành của Hội sở chính đối với hoạt động xử lý nợ. Nhiều giải pháp xử lý TSBĐ có hiệu quả trong quá khứ không được áp dụng dẫn đến việc phải triển khai lại việc xử lý TSBĐ, kéo dài thời gian và phát sinh tranh chấp.

- Phân cấp thẩm quyền của BIDV nói chung và BIDV Cầu Giấy nói riêng trong hoạt động xử lý nợ xấu là rất thấp (VD thẩm quyền miễn giảm lãi của Giám đốc Chi nhánh đối với dư nợ nội bảng khách hàng Doanh nghiệp là 300trđồng, cá nhân là 200trđồng), dẫn đến quá trình xử lý nợ xấu phải trình qua rất nhiều cấp phê duyệt, làm cho việc xử lý nợ xấu kèo dài, đôi khi còn bỏ lỡ thời cơ xử lý.

- BIDV nói chung và BIDV Cầu Giấy nói riêng chưa xây dựng được cơ chế tài chính trong hoạt động xử lý nợ xấu, dẫn đến việc Chi nhánh thiếu nguồn tài chính trong việc phối hợp với các cơ quan/đơn vị liên quan trong hoạt động xử lý nợ, dẫn đến thời gian xử lý nợ kéo dài và không xử lý được.

- Một số khoản nợ xấu sau khi được rà soát phát hiện lỗi trong quá trình soạn thảo Hợp đồng tín dụng/Hợp đồng bảo đảm tiền vay dẫn đến Hợp đồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn phần. Trong trường hợp này BIDV Cầu Giấy lúng túng trong việc xử lý vì sợ khả năng hình sự hóa vụ việc và dẫn đến xử lý trách nhiệm cán bộ.

việc quy trách nhiệm đến cán bộ tín dụng và người có trách nhiệm liên quan. Việc sắp xếp vào các vị trí trong Chi nhánh vẫn chưa được tối ưu, chế độ đãi ngộ chưa được hợp lý, do đó, hàng năm BIDV Cầu Giấy luôn mất đi một số lượng lớn nhân viên mới tuyển vào. Thời gian gần đây vẫn còn hiện tượng cán bộ làm việc chưa chuyên tâm, tính chủ động sáng tạo trong công việc còn hạn chế.

Nguyên nhân khách quan

- Khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh: tình tình tài chính của doanh nghiệp suy yếu nghiêm trọng do tích lũy khó khăn từ khi xây dựng đến nay kèm theo lịch sử tín dụng phức tạp, nội bộ doanh nghiệp mất đoàn kết khiến việc đàm phán bán nợ trở nên rất khó khăn. Nhiều khách hàng thuộc nhóm nợ tiềm ẩn nợ xấu chưa thoát khỏi khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh và tài chính đã kéo dài nhiều năm, không tạo được nguồn tiền trả nợ theo cam kết. Việc chuyển nhóm nợ cao hơn cũng khiến khách hàng không tiếp cận được nguồn vốn sản xuất, kinh doanh cũng như không chuyển được dư nợ sang TCTD khác. Nhiều khách hàng không đáp ứng được cam kết trả nợ gốc dẫn đến việc trả lãi treo là không thể thực hiện được. Hầu hết các khách hàng còn lại do Phòng KHDN2 quản lý là những khách hàng đã dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, không còn hợp tác trong việc xử lý nợ và xử lý TSBĐ. Công tác xử lý nợ hiện nay đã chuyển sang xử lý tranh chấp với 14 khách hàng đã triển khai khởi kiện, 6 khách hàng phát sinh việc xử lý đơn thư.

- Hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ : Hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng tuy đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho NHTM chủ động trong xử lý nợ xấu, nhưng còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản còn mâu thuẫn và chưa bao quát được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế. Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 thí điểm về xử lý nợ xấu của các TCTD được Quốc hội ban hành cơ bản đã giải quyết các khó khăn, vướng mắc nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong hệ thống luật pháp, ví dụ:

+ Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định việc TCTD, chi nhánh NH nước ngoài có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo

mục b, khoản 2, điều 7. Quyền thu giữ tài sản bảo đảm quy định: “Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, trong thực tế các khoản nợ xấu xử lý theo Nghị quyết 42/2017 đều phát sinh việc cho vay từ trước năm 2017 và nhiều hợp đồng bảo đảm không quy định điều khoản thu giữ này, do vậy không thể áp dụng trong quá trình xử lý.

+ Tại điều 8 của Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định việc tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ hoặc tranh chấp về quyền xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu. Tuy nhiên bên tòa án lại không có hướng dẫn về việc áp dụng thủ tục rút gọn, dẫn đến trong quá trình xử lý một số tòa án vẫn áp dụng theo thủ tục thông thường.

+ Khi chuyển giao tài sản cho người mua phải mất một khoản chi phí lớn hoặc thủ tục giải chấp cực kỳ phức tạp, nhất là khi chủ sở hữu tài sản (bên thế chấp- con nợ, bảo lãnh bằng tài sản) bất hợp tác. Tâm lý của người mua cũng không yên tâm khi mua tài sản phát mại. Họ sợ khi mua tài sản này rồi không thể nào sử dụng được ngay theo ý muốn vì có sự chống đối hoặc ngăn cản từ người chủ cũ, hoặc do thủ tục xác nhận quyền sở hữu đầy đủ kéo dài rất lâu.

- Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ xấu hoạt động theo đúng nguyên tắc thị trường. Mua bán nợ xấu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hiện tại chỉ các TCTD, công ty quản lý nợ (VAMC, DATC) mới được phép thực hiện và chưa hoạt động theo đúng nguyên tắc thuận mua vừa bán của thị trường. VAMC mua nợ từ các TCTD, nhưng chưa có thị trường để Công ty này bán nợ cho các tổ chức khác. Mặt khác, chưa có nhiều chủ thể tham gia thị trường mua nợ. Trong khi có hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn chủ thể có nhu cầu bán nợ (các TCTD và chi nhánh), thì có quá ít bên mua nợ (VAMC, DATC và có thể là AMC của các TCTD). Như vậy, cung thì nhiều, cầu thì hạn chế, nên xử lý nợ xấu chậm. Bên cạnh đó, một số TSBĐ của khoản nợ là tài sản đặc thù, ít đối tác tiềm năng trên thị trường có thể tiếp cận.

- Sự phối hợp xử lý nợ xấu giữa với các cơ quan chức năng chưa hiệu quả: Thiếu sự phối hợp hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng, thậm chí các cơ quan này còn gây khó khăn cho ngân

hàng trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu liên quan đến nhiều đối tượng khách hàng (cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân...), nhiều lĩnh vực (sắp xếp lại doanh nghiệp, xử lý tài chính cho doanh nghiệp, xử lý TSBĐ...), nhiều thủ tục hành chính (đơn từ, xác nhận, chứng thực, đăng ký, thẩm định, quy hoạch, phê duyệt, giải trình...) trong khi các văn bản quy định về các vấn đề này chưa đồng bộ, rõ ràng. Một số cơ quan chính quyền địa phương lại không tạo điều kiện cho ngân hàng trong giải quyết các công việc có liên quan nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xử lý nợ xấu.

- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu: Môi trường kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế xảy ra “làm nhiều doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh kém. Do đó, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng thì các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ”. Từ năm 2009, thị trường bất động sản ở Việt Nam rơi vào giai đoạn khó khăn kéo dài do tác động của tình hình kinh tế. “Sự sụt giảm về giá cả xảy ra ở hầu hết các phân khúc của thị trường; số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, khi thị trường suy thoái, không bán được hàng, không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Kết luận Chƣơng 3

Nội dung chương 3, tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của BIDV Cầu Giấy cùng với cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban. Cùng với đó, tác giả khái quát hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy với những chỉ tiêu quan trọng trong giai đoạn 2016-2018. Nội dung quan trọng trong chương này đó là tác giả đã nghiên cứu về thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu của BIDV Cầu Giấy, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và yếu kém trong hoạt động xử lý nợ xấu của BIDV Cầu Giấy. Sau khi đánh giá, phân tích những kết quả tích cực cũng như những mặt còn hạn chế, tác giả đi sâu vào phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xử lý nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy trong Chương 4.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY

4.1. Định hƣớng xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)