Nam – Chi nhánh Cầu Giấy
3.2.1. Tổ chức hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy. Chi nhánh Cầu Giấy.
Tại BIDV Cầu Giấy, đơn vị chịu trách nhiệm xử lý nợ xấu là Phòng KHDN 2 trực thuộc điều hành trực tiếp của Ban Lãnh đạo Chi nhánh. Nhiệm vụ của Phòng KHDN 2 là xử lý nợ đối với các hồ sơ do các đơn vị chuyển về. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ xử lý nợ trong chi nhánh, tổng hợp và báo cáo về hoạt động xử lý nợ, báo cáo phân tích về nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn trong chi nhánh.
Quy trình xử lý nợ xấu của chi nhánh thực hiện theo 6 bước như sau:
Bước 1: Nhận biết nợ xấu: CBTD cần kiểm tra hồ sơ khoản vay ngay khi phát
hiện những dấu hiệu và kiểm tra các nguyên nhân tiềm ẩn, kiểm tra hồ sơ TSBĐ để chắc chắn mọi giấy tờ là hoàn chỉnh, đầy đủ, hợp pháp thực hiện định giá TSBĐ.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ các khoản vay có vấn đề: Kiểm tra hồ sơ khoản vay,
kiểm tra hồ sơ TSBĐ, định giá TSBĐ, xem xét lại gia đình của người vay để chắc chắn chủ sở hữu tài sản đều được ràng buộc trong những thỏa ước bảo đảm tiền vay đã ký với ngân hàng, xem xét lại mọi cơ hội để bổ sung TSBĐ.
Bước 3: Gặp gỡ khách hàng: Gặp gỡ khách hàng để tìm hiểu thái độ của khách trong việc thanh toán tiền vay cho ngân hàng và thảo luận để tìm ra phương thức xử lý nợ hợp lý.
Bước 4: Lập kế hoạch hành động: Tùy theo giá trị hạn mức rủi ro của ngân hàng mà hành động phải thông báo về Trung tâm xử lý nợ để có sự hướng dẫn bổ
sung hoặc sự phê chuẩn.
Bước 5: Thực hiện kế hoạch: Tiếp xúc với khách hàng, tư vấn giúp đỡ khách
hàng tháo gỡ khó khăn.
Bước 6: Quản lý và theo dõi việc thực hiện kế hoạch một cách thường xuyên
ngân hàng biết được tình trạng của khách hàng, kị thời phát hiện những rủi ro chưa lường trước để có phương pháp xử lý TSBĐ, khách hàng đang thực hiện đã đúng kế hoạch đề ra.