Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 85 - 87)

NHNN có vai trò hết sức quan trọng đối hoạt động của các NHTM, là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với hoạt động của các TCTD. Vì vậy để các NHTM nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nợ xấu kiến nghị NHNN các nội dung sau:

Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý nợ xấu nói riêng

NHNN cần rà soát lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý trong quản lý hoạt động các ngân hàng. Trên cơ sở tham chiếu thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, cần có các điều chỉnh phù hợp, bổ sung các vấn đề còn đang khuyết

thiếu, nhằm đảm bảo tính đồng bộ của khung pháp lý để các NHTM có thể chủ động, linh hoạt hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, song vẫn đảm bảo các yêu cầu cẩn trọng, an toàn đối với khu vực tài chính. Vấn đề nới lỏng, điều tiết cần phải đi đôi với phát triển các tiêu chí an toàn, hệ thống giám sát hiệu quả và các chế tài xử lý phù hợp. Hoàn thiện các chế tài xử phạt khi có vi phạm, gắn kết được lợi ích với rủi ro ở mức nhất định, trong khi vẫn duy trì được sự ổn định, an toàn của hệ thống.

Tăng cường, đổi mới công tác thanh tra, giám sát

NHNN cần tăng cường cũng như đổi mới hoạt động thanh tra, “giám sát hệ thống Ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho từng NHTM cũng như toàn hệ thống các TCTD. NHNN cũng thường xuyên kiểm tra, theo dõi họat động của các NHTM, nhất là hoạt động tín dụng, phát hiện các dấu hiệu phát sinh các khoản nợ xấu cho NHTM, đề ra các biện pháp xử lý nợ xấu dứt điểm làm trong sạch tình hình tài chính của NHTM. Thông qua đó, nâng cao tính minh bạch, công khai, tăng cường lòng tin của khách hàng với Ngân hàng.” Chương trình thanh tra cần xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập phải được phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện được vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa nợ xấu và đặc biệt không gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. “Bên cạnh đó, Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng, thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các TCTD đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.”

Thực hiện có hiệu quả Đề án 1058

Đề án 1058 được ban hành với các mục đích chính: xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém; lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các TCTD theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; phấn đấu xử lý và kiểm soát nợ xấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của

các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý). Đề án đã quy định rõ trách nhiệm của NHNN trong đó chủ trì phối hợp với các bộ nghành và địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án và ban hành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể. Vì vậy, để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả, NHNN cần xây dựng một lộ trình cụ thể, chi tiết, có hành động kịp thời để các giải pháp đi vào thực tiễn có phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 85 - 87)