Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 78 - 81)

và Đề án 1058 của Chính phủ

Ngày 21/6/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.

Nghị quyết quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu, TSBĐ của các khoản nợ xấu nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu đã tồn tại trong thời gian qua để phát huy vai trò là kênh cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Nghị quyết có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày 15/8/2017.

Nghị quyết ra đời là yêu cầu cấp bách của thực tiễn, một số bất cập, vướng mắc gây khó khăn cho quyền lợi chính đáng của TCTD đã được khắc phục, cụ thể:

 Nghị quyết quy định “TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC bán nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ.”Trong thực tế, do biến động của thị trường, khi bán nợ với giá thấp hơn giá trị ghi sổ hoặc xử lý TSBĐ của khoản nợ không đủ thu hồi gốc, buộc TCTD phải trích lập DPRR cho khoản nợ, kéo theo việc xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan gây tâm lý e ngại cho người thực hiện không dám bán theo giá thị trường. Quy định trên của Nghị quyết đã khẳng định rõ ràng trách nhiệm của người bán nếu bán theo đúng quy định pháp luật, nếu bán thấp hơn giá trị ghi sổ thì không phải chịu trách nhiệm.

 Một trong những vấn đề được quan tâm nhất đó là quyền thu giữ TSBĐ của TCTD. Tình trạng con nợ chây ỳ, chống đối kéo dài thời gian xử lý rất phổ biến. Bên cạnh đó, nếu TCTD tiến hành thu giữ TSBĐ thì gặp rất nhiều khó khăn từ cả con nợ và cơ sở pháp lý. Để giải quyết những vấn đề này, nhằm nâng cao kỷ luật hợp đồng cũng như đảm bảo TCTD lạm dụng quyền thực hiện hành vi thu giữ, Nghị quyết đã quy định cụ thể về 5 điều kiện thực hiện quyền thu giữ TSBĐ bao gồm: (i) khi xảy ra trường hợp xử lý TSBĐ theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự; (ii) tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật; (iii) giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật; (iv) TSBĐ không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật; (v) TCTD đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại Điều này.

Nghị quyết cũng quy định rõ các phương thức thông báo, thời hạn, địa điểm công khai việc thu giữ TSBĐ và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ TSBĐ.

 Nhằm tăng hiệu quả hoạt động xử lý TSBĐ qua Tòa án, Nghị quyết quy định về áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giai TSBĐ hoặc tranh chấp về quyền xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu. Việc giải quyết tranh chấp sẽ thực hiện theo thủ tục rút gọn quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự.

 Với mục đích tránh cú sốc lớn cho TCTD do việc thoái lãi dự thu, phân bổ ngay chênh lệch giữa giá trị khoản nợ và giá bán nợ sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính, đồng thời hỗ trợ TCTD có thêm nguồn lực tài chính hoạt động động kinh doanh, Nghị quyết quy định TCTD được phân bổ số lãi dự thu đã ghi nhận của các khoản nợ xấu của TCTD chưa thoái theo quy định.

Đề án 1058 được phê duyệt là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống các TCTD trong các giai đoạn trước, đồng thời tiếp nối và kế thừa những

kết quả đã đạt được của Quyết định 254/QÐ-TTg tạo nền tảng cho sự an toàn, bền vững của hệ thống các TCTD đến năm 2020. Mục tiêu của Đề án 1058 lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các TCTD theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.

BIDV Cầu Giấy cần xây dựng các phương án rõ ràng, cụ thể, lộ trình kế hoạch theo từng năm trong đó bám sát việc triển khai các chính sách tại Nghị quyết 42 và giải pháp tại Đề án 1058. Tổ chức quán triệt các quy định tại Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan tới toàn thể cán bộ nhân viên. Tổ chức áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu. Xây dựng và sửa đổi, bổ sung các quy trình nội bộ phù hợp với Nghị quyết.

Biện pháp thu giữ TSBĐ được áp dụng khi khách hàng không hợp tác bàn giao TSBĐ cho Ngân hàng xử lý hoặc không chủ động xử lý để thanh toán nợ cho Ngân hàng. Để áp dụng biện pháp thu giữ được quy định trong Điều 7, Nghị quyết 42, BIDV Cầu Giấy cần rà soát và lên danh mục các khách hàng cần áp dụng biện pháp này, đồng thời BIDV Cầu Giấy cũng cần rà soát lại các điều kiện khi triển khai thu giữ TSBĐ trong đó lưu ý rà soát nội dung có sự đồng ý của chủ tài sản về việc để Ngân hàng thu giữ TSBĐ trong trường hợp xảy ra nợ xấu trong hợp đồng bảo đảm và các văn bản khác. Nếu nội dung này chưa được quy định, BIDV Cầu Giấy cần thống nhất nội dung này với chủ tài sản trước khi thực hiện.

Kết quả khảo sát:

GIẢI PHÁP ĐIỂM BQ

GP1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng, quy trình nội bộ

phù hợp với quy định chung (NQ42) 3.7

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra

Đối với giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng, quy trình nội bộ phù hợp với quy định chung (đặc biệt là Nghị quyết 42) được đánh giá đạt điểm bình quân 3,7. Kết quả này cho thấy đây là giải pháp tương đối quan trọng, BIDV Cầu Giấy nói riêng và BIDV cần sớm hoàn thiện chính sách, quy trình liên quan hoạt động xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)