Áp dụng có hiệu quả các biện pháp xử lý nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 74 - 76)

Kết quả khảo sát:

GIẢI PHÁP ĐIỂM BQ

GP7 Thực hiện tốt phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD 3.2

GP8 Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 2.9

GP9 Áp dụng các biện pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ 3.9 GP10 Xác định cơ cấu tín dụng hợp lý và tiến hành phân loại khách GP10 Xác định cơ cấu tín dụng hợp lý và tiến hành phân loại khách

hàng 3.5

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra Qua kết quả khảo sát, giải pháp áp dụng các biện pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ và thực hiện phân loại nợ, phân loại khách hàng được đánh giá là các giải pháp quan trọng, được các cá nhân tham gia khảo sát chấm điểm ở mức cao.

Cán bộ phụ trách xử lý nợ cần rà soát, đánh giá chi tiết, đầy đủ, chính xác rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng và các khoản nợ xấu mình đang quản lý. Công việc này cần được thực hiện thường xuyên định kỳ để hiểu rõ hơn khách hàng cũng như có phương án xử lý nợ phù hợp, kịp thời.

Triển khai áp dụng cơ cấu lại nợ cũng như hỗ trợ tài chính đối với các khách hàng gặp khó khăn tài chính tạm thời nhằm hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, có nguồn thu trả nợ ngân hàng. Biện pháp này đòi hỏi BIDV Cầu Giấy phải xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng khó khăn trong việc

trả nợ. Từ các nguyên nhân cụ thể đó, các bộ phận liên quan phải đề xuất phương án cụ thể để cơ cấu lại khoản nợ phù hợp hoặc giải ngân lượng vốn hợp lý. Tránh trường hợp nhầm lẫn, sai sót dẫn đến tăng rủi ro cũng như nợ xấu cho ngân hàng.

Tăng cường các biện pháp tư vấn để hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề khó khăn trong quản lý tài chính để từ đó giúp khách hàng vượt qua các trở ngại, hoạt động ổn định, tạo nguồn thu để trả nợ.

Tiến hành xử lý TSBĐ đối với các khách hàng không còn nguồn thu, không có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh nhằm sớm thu hồi nợ cho ngân hàng. Trước khi xử lý TSBĐ, ngân hàng cũng cần rà soát, hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với khoản nợ, cũng như hồ sơ TSBĐ. Trong trường hợp cần thiết phối hợp với khách hàng, chính quyền địa phương để hoàn thiện các thủ tục pháp cũng như hồ sơ pháp lý về TSBĐ.

Trong trường hợp khách hàng không hợp tác, không bàn giao TSBĐ cho Ngân hàng xử lý, BIDV Cầu Giấy xem xét áp dụng biện pháp thu giữ TSBĐ theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 thí điểm về xử lý nợ xấu của các TCTD.

Thực hiện bán nợ xấu cho Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC) hoặc Công ty TNHH MTV quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) theo giá trị thị trường. DATC là doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tài chính sở hữu 100% vốn điều lệ. BIDV Cầu Giấy thực hiện bán nợ xấu theo giá trị thị trường sẽ giúp Ngân hàng có ngay nguồn tiền để tham gia vào hoạt động kinh doanh mà lâu nay vẫn bị đọng ở khoản nợ xấu bên cạnh đó việc bán nợ cho các tổ chức chuyên nghiệp có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp không những là điều kiện tiên quyết để làm sạch Bảng cân đối kế toán của BIDV Cầu Giấy, phục hồi tính thanh khoản, mà hơn nữa phục hồi chức năng cho vay và phục vụ nền kinh tế của ngân hàng. Một trong các nghành nghề kinh doanh của DATC là thực hiện mua, bán, xử lý các khoản nợ và tài sản (bao gồm cả tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản trên đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ). VAMC hiện đã được phê duyệt về phương án mua nợ xấu theo giá trị thị trường. VAMC mua nợ bằng tiền mặt hoặc bằng trái phiếu.” Trái phiếu do VAMC có thể được các TCTD sử dụng vay tái cấp

vốn hoặc giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở. Các TCTD có thể bán nợ theo giá trị thị trường cho VAMC theo 2 phương thức. Phương thức thứ nhất là mua đứt bán đoạn, phương thức thứ 2 là mua nợ theo khoản 3, điều 6, Nghị quyết 42/2017/QH14. Việc mua nợ theo phương thức thứ 2, sau khi bán nợ cho VAMC, TCTD tiếp tục phối hợp với VAMC xử lý khoản nợ, số tiền thu được sau khi VAMC xử lý khoản nợ sẽ tiếp tục được chia cho TCTD theo thỏa thuận..

Việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm của các NHTM nói chung BIDV Cầu Giấy nói riêng. Chỉ có bản thân ngân hàng mới hiểu được nguyên nhân nợ xấu của từng khách hàng, khoản nợ và hướng xử lý phù hợp với khách hàng, khoản nợ đó. Ngân hàng cho vay, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, nợ xấu phát sinh thì ngân hàng cũng là người đầu tiên phải xử lý.

BIDV Cầu Giấy cần xác định xử lý nợ xấu phải là một quá trình lâu dài và phải có được sự đồng thuận và hỗ trợ tích cực của tất cả các cấp, các ngành thì mới giải quyết được. Chính vì vậy, việc xử lý nợ xấu không thể tiến hành theo kiểu chiến dịch, mà phải tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)