Nợ xấu và kết quả hoạt động xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 59 - 65)

a) Tình hình nợ xấu của BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2016-2018

- Tăng trưởng tín dụng qua các năm 2016-2018:

Trong giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm dần từ 2016 đến 2018. Đặc biệt năm 2016 có tốc độ tăng trưởng 22,93% dư nợ cuối kỳ, dư nợ tại BIDV Cầu Giấy đạt 6.702 tỷ đồng, mức tăng cao hơn trung bình ngành ngân hàng (trung bình ngành đạt mức 18,7%). Về dư nợ bình quân, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 39,15%, ở mức 6.684 tỷ đồng dư nợ bình quân trong năm 2016, mức cao nhất trong giai đoạn này. Các năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giảm dần.

Bảng 3.2: Tăng trưởng dư nợ tại BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2016-2018

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 6,702.0 6,860.4 5,397.0 2 Tốc độ tăng trưởng DNCK 22,93% 2,36% -21,33%

3 Dư nợ bình quân 6,684.1 6,620.8 6,068.8

4 Tốc độ tăng trưởng DNBQ 39,15% -0,94% -8,34%

Bảng 3.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2016-2018

STT Theo kỳ hạn 2016 2017 2018

1 Dư nợ ngắn hạn 3,350 2,972 2,777

2 Dư nợ trung dài hạn 3,352 3,888 2,620

3 Tổng dƣ nợ 6,702 6,860 5,397

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2016-2018)

Hệ thống BIDV có 191 Chi nhánh trong cả nước, trong đó địa bàn Hà Nội có 34 Chi nhánh. Xét về quy mô dư nợ tín dụng thời điểm cuối năm 2018, BIDV Cầu Giấy đứng thứ 18/34 Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Mức bình quân dư nợ các Chi nhánh BIDV trong toàn hệ thống là 5.174 tỷ đồng, mức bình quân dư nợ các chi nhánh BIDV địa bàn Hà Nội là 6.769 tỷ đồng. So sánh với dư nợ bình quân các Chi nhánh BIDV và địa bàn Hà Nội thì dư nợ BIDV Cầu Giấy cao hơn mức bình quân chung toàn hệ thống BIDV, nhưng thấp hơn mức bình quân các Chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội.

Biểu 3.2 So sánh quy mô dƣ nợ của BIDV Cầu Giấy năm 2018

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

BQ Toàn BIDV BQ BIDV KV Hà Nội BIDV Cầu Giấy

Dƣ nợ năm 2018

- Tình hình nợ xấu qua các năm 2016-2018:

Dư nợ xấu của BIDV Cầu Giấy biến động không đồng đều qua các năm 2016- 2018, năm 2017 dư nợ xấu tăng 148% so với năm 2016, năm 2018 dư nợ xấu giảm 53% so với năm 2017 và tăng 18% so với năm 20016. Tỷ lệ nợ xấu luôn được BIDV Cầu Giấy duy trì ở mức tiêu chuẩn dưới 3%, đặc biệt năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 1,22% (thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống BIDV: 1,90%).

Bảng 3.4: Phân loại nợ tại BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2016-2018

STT Chỉ tiêu/năm 2016 2017 2018

1 Tỷ lệ nợ nhóm 1 97,42% 83,65% 97,97%

2 Tỷ lệ nợ nhóm 2 1,74% 14,33% 0,81%

3 Tỷ lệ nợ xấu 0,84% 2,02% 1,22%

4 Dư nợ xấu (tỷ đồng) 56 139 66

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2016-2018)

Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu của BIDV năm 2018 là 1,90%, cao nhất trong các Ngân hàng thương mại nhà nước và cao hơn mức bình quân chung của khối NHTM nhà nước là 1,57%.

Bảng 3.5: Tỷ lệ nợ xấu của 4 NHTM Nhà nước năm 2018

STT TCTD (ĐV: Tỷ đồng) Số liệu đến 31/12/2018 Dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) I Khối NHTM Nhà nƣớc 3.490.104 54.798 1,57 1 Vietinbank 864.926 13.691 1,58 2 BIDV 988.739 18.802 1,90 3 VCB 631.867 6.223 0,98 4 Agribank 1.004.572 16.082 1,60

5 BIDV Cầu Giấy 5.397 66 1.22

(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ xấu của NHTMNN năm 2018)

So sánh tỷ lệ nợ xấu của BIDV Cầu Giấy năm 2018 với các Chi nhánh BIDV trên cùng địa bàn, với BIDV và với khối các NHTM nhà nước cho thấy tỷ lệ nợ xấu của BIDV Cầu Giấy ở mức thấp hơn.

Biểu 3.3 So sánh tỷ lệ nợ xấu BIDV Cầu Giấy năm 2018

b) Kết quả hoạt động xử lý nợ xấu BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2016-2018

Về định tính:

- Triển khai sớm, chủ động & đúng hướng các nội chỉ đạo của Hội sở chính BIDV về hoạt động xử lý nợ gắn liền với đề án tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2017-2020.

- Trên cơ sở kế hoạch, lộ trình xử lý nợ đối với từng KH/TSBĐ, BIDV Cầu Giấy đã triển khai Đánh giá, phân loại và đưa ra giải pháp & lộ trình xử lý đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, bước đầu thu được kết quả thực thu và gây sức ép, tạo tiền đề cho việc xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu/TSBĐ lớn trong năm 2019.

- Chủ trương tổ chức một đơn vị chuyên trách xử lý nợ đã bước đầu đạt hiệu quả rõ rệt trong việc thu hồi nợ xấu trong năm 2017, 2018.

Về định lƣợng:

Giai đoạn 2016-2018, BIDV Cầu Giấy đã quyết liệt trong hoạt động xử lý nợ xấu, kết quả thu được thể hiện qua bảng sau:

0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80% 2.00%

BIDV Cầu Giấy BIDV KV Hà

Nội Hệ thống BIDV Khối NHTM NN

Tỷ lệ nợ xấu năm 2018

Bảng 3.6 Kết quả xử lý nợ xấu của BIDV Cầu Giấy 2016-2018

Xử lý, thu hồi nợ xấu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thu nợ từ khách hàng 8,547.00 1,154.00 1,798.00 Phát mại tài sản - ,544.00 30,710.00 Bán nợ VAMC 153,154.00 - - Sử dụng DPRR xuất ngoại bảng 0.75 4,584.00 906,688.00 Hình thức khác - - - Tổng cộng 161,701.75 2,282.00 939,196.00

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Cầu Giấy 2016-2018 Qua bảng số liệu nêu trên cho thấy, kết quả việc xử lý nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy có được chủ yếu từ việc dùng quỹ DPRR để xuất toán ngoại bảng, bán nợ cho VAMC và phát mại tài sản của khách hàng. Để đánh giá về hiệu quả công tác xử lý nợ, ta thực hiện đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu như sau:

- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

Từ năm 2016 đến năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của BIDV Cầu Giấy tăng mạnh từ 0,84% lên 2,02%. Tuy nhiên, sau đó tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 1,22% vào năm 2018. Điều này cho thấy, giai đoạn 2017 - 2018, Chi nhánh đã làm tốt hoạt động xử lý nợ xấu, áp dụng có hiệu quả các biện pháp xử lý, thu hồi nợ kéo giảm tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh.

- Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã cấu trúc/tổng dư nợ xấu

Bảng 3.7: Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã cấu trúc/tổng dư nợ xấu giai đoạn 2016-2018

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1 Tổng dư nợ xấu (tỷ đồng) 56 139 66

2 Tổng dư nợ được Chi nhánh thực

hiện cơ cấu lại nợ (tỷ đồng) 20 35 39,5 3 Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã cấu

trúc/tổng dư nợ xấu 35,7% 25,2% 59,8%

Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã cấu trúc/tổng dư nợ tăng mạnh từ năm 2017 – 2018, chứng tỏ BIDV Cầu Giấy đã tích cực thực hiện các biện pháp gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đối với các khách hàng nhằm hỗ trợ khách hàng đang gặp khó khăn có cơ hội khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, thu xếp vốn trả nợ ngân hàng. Nếu tính về số tuyệt đối, dư nợ khách hàng được cơ cấu lại nợ cũng tăng qua các năm từ 20 tỷ năm 2016 lên 39,5 tỷ năm 2018.

- Mức giảm tỷ lệ trích lập DPRR/tổng dư nợ

Bảng 3.8: Tỷ lệ trích lập DPRR/tổng dư nợ giai đoạn 2016-2018

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 6.702 6.860 5.397 2 Tổng số tiền trích lập DPRR cho

khoản nợ (tỷ đồng) 130,3 96,5 203,3

3 Tỷ lệ trích lập DPRR/tổng dư nợ 1,94% 1,41% 3,77%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Cầu Giấy 2016-2018

Tỷ lệ trích lập DPRR/tổng dư nợ của BIDV Cầu Giấy giảm trong giai đoạn 2016-2017 và tăng mạnh trong giai đoạn 2017-2018 từ mức 1,41% lên 3,77%. Điều này chứng tỏ việc áp dụng biện pháp trích lập DPRR để xử lý nợ xấu thay đổi qua từng năm và được áp dụng mạnh mẽ vào năm 2018 với số tuyệt đối là 203,3 tỷ đồng. BIDV Cầu Giấy đảm bảo năng lực tài chính để trích lập DPRR theo đúng quy định của BIDV, Chi nhánh chủ động trong hoạt động xử lý nợ xấu.

- Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ

Bảng 3.9: Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ giai đoạn 2016-2018

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 6.702 6.860 5.397 2 Dư nợ xóa nợ ròng (tỷ đồng) 0,75 14,58 906,6 3 Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ 0,01% 0,21% 16,80%

Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ của BIDV Cầu Giấy tăng qua các năm từ 2016- 2018 và tăng mạnh vào năm 2018, chứng tỏ Chi nhánh không hiệu quả trong việc thu hồi từ các khoản vay đã được xóa nợ. BIDV Cầu Giấy đảm bảo năng lực tài chính trong việc trích lập DPRR theo quy định của Hội sở đối với những khoản nợ xấu đưa ra ngoại bảng song hiệu quả đối với hoạt động thu hồi các khoản nợ xấu này chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 59 - 65)