Các biện pháp Chi nhánh đã triển khai nhằm xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 57 - 59)

Khi khách hàng phát sinh nợ xấu, BIDV Cầu Giấy thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ; giám sát chặt chẽ các nguồn tận thu và thu nợ ngay khi có các nguồn tiền thanh toán. Bên cạnh đó BIDV Cầu Giấy thực hiện phân nhóm các khách hàng nợ xấu, từ đó sẽ đưa ra các nhóm biện pháp áp dụng đối với từng nhóm khách hàng nợ xấu cụ thể.

a) Nhóm khách hàng hợp tác, thiện chí trả nợ:

- Ngân hàng tư vấn về mặt tài chính và cách thức quản lý giúp khách hàng quản lý tài chính chặt chẽ hơn. Ví dụ đối với nhóm Công ty thi công xây lắp như Công ty Hương Giang, Công ty CPXD số 2… trước đây thực hiện việc giao khoán công trình cho các đội, xí nghiệp và chỉ đứng trung gian hưởng phần trăm chi phí quản lý dẫn tới việc thất thoát vật tư và không có người đốc thúc việc thanh toán từ chủ đầu tư. Từ đó dẫn đến vật tư hao hụt, nguồn tiền thanh toán từ chủ đầu tư chậm và phát sinh nợ quá hạn. Ngân hàng đã tư vấn cho đơn vị phải trực tiếp quản lý đến từng công trình, đồng thời khi vay vốn cho các xí nghiệp thi công phải yêu cầu lãnh đạo xí nghiệp dùng tài sản cá nhân thế chấp để bảo đảm cho các khoản vay. Từ đó hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp đã được cải thiện, khách hàng đã trả được các khoản nợ đến hạn.

- Đối với các đơn vị mất cân đối về tài chính như Công ty Sông Đà 207: Công ty sử dụng nguồn tiền ngắn hạn có được từ hoạt động kinh doanh để đầu tư vào dự án sản xuất gạch không nung, dẫn đến Công ty mất cân đối tài chính trên 40 tỷ đồng, kéo theo việc công ty không có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Sau khi đánh giá toàn diện các mặt hoạt động, BIDV Cầu Giấy nhận thấy các mặt

hoạt động của Công ty có hiệu quả tốt, BIDV Cầu Giấy đã thực hiện cho vay cơ cấu tài chính, đưa dòng tiền về đúng bản chất và kết quả là Công ty đã trả được các khoản nợ đến hạn.

- Thực hiện cơ cấu lại nợ đối với những khách hàng có khả năng phục hồi và phát triển ổn định lâu dài nhưng gặp khó khăn tạm thời (như Công ty CP thủy điện Sử Pán, Công ty CPXD Nam Khanh…). Bám sát khách hàng, đặc biệt là các đơn vị đã cơ cấu để đôn đốc thu nợ nhằm giảm dần nợ xấu;

- Đối với các đơn vị thi công xây lắp, khi đơn vị thiếu vốn lưu động để thi công đến các điểm dừng kỹ thuật sẽ không được nghiệm thu thanh toán, dẫn đến việc không có nguồn thanh toán để trả nợ. Trong trường hợp này BIDV Cầu Giấy đã cho vay bổ sung vốn lưu động để doanh nghiệp tiếp tục thi công đến giai đoạn nghiệm thu, thanh toán, qua đó tạo nguồn thu để trả nợ.

- Chủ động kết nối các khách hàng, tìm kiếm các công trình cho các đơn vị khó khăn trong việc tìm kiếm các công trình mới như Công ty CP Anh Sơn…

- Thực hiện cho vay giảm dần dư nợ như đối với Công ty Toàn Hưng, Công ty Inox Nam Việt…

- Đối với những khách hàng không còn nguồn thu nhưng có tài sản bảo đảm và khách hàng hợp tác, BIDV lựa chọn biện pháp cho khách hàng chủ động bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ như đối với Công ty Bách Anh, Ông Vương Xuân Cường…

b) Nhóm khách hàng không hợp tác, không thiện chí trả nợ

Đối với những khách hàng không hợp tác hoặc khách hàng đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhưng việc thu hồi nợ xấu không hiệu quả, BIDV đã thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn như:

- Bán nợ cho VAMC và cùng phối hợp nghiên cứu phương án thu hồi nợ xấu hiệu quả (Công ty CP Inox Đại Phát, Công ty CP thép Việt Nhật, Công ty thiết bị Phụ Tùng…);

- Tiến hành khởi kiện tại các tòa án có thẩm quyền đối với các khách hàng như Công ty CP cơ điện Hoa Nam, Công ty CP SX&TM Hòa Bình, Bà Hoàng Thị Hà…

Nguyễn Quỳnh Trang, Vũ Mạnh Tiến, Nguyễn Trọng Luân…

Bên cạnh các biện pháp được nêu trên, BIDV Cầu Giấy đã thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu khác như:

- Chủ động trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận trước mắt để tăng khả năng tự chủ tài chính;

- Ngoài ra, để hạn chế nợ xấu tiếp tục phát sinh, BIDV thông qua các biện pháp: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, thực hiện cơ cấu lại nợ đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời nhưng có khả năng phục hồi trong tương lại; Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời thu hồi nợ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 57 - 59)