Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 41)

Luận văn được nghiên cứu theo quy trình sau:

Bước 1: Tổng quan nghiên cứu về đề tài, hệ thống hóa cơ sở lý luận về xử lý nợ xấu của NHTM từ đó xác định rõ câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu;

Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp bằng việc tìm hiểu và nghiên cứu các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các quy chế, quy định, văn bản qua từng thời kỳ của BIDV, các báo cáo của BIDV Cầu Giấy qua các năm 2016- 2018, các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về tài chính ngân hàng trong nước,....

Bước 3: Tác giả thu thập các số liệu thực tế đã được công bố trên báo cáo kết quả hoạt động, thông tin website…tiến hành thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy, chỉ ra các kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

Bước 4: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, cùng với việc kế thừa những kết quả nghiên cứu của Nhà khoa học đi trước, tác giả tiến hành trình bày hệ thống cơ sở lý luận về xử lý nợ xấu của NHTM, phân tích thực trạng thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy. Trên cơ sở thực trạng, những tồn tại trong hoạt động xử lý nợ xấu, tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động xử lý nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy. Sau khi đề xuất một số giải pháp, tác giả đưa ra một vài kiến nghị đối với các cơ quan chức năng liên quan.

2.1.2. Thiết kế luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;

Chương 3: Thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy;

Chương 4: Giải pháp tăng cường hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là một bộ phận rất quan trọng của luận văn bởi vì kết quả nghiên cứu phụ thuộc chặt chẽ vào phương pháp nghiên cứu được thực hiện. Tại Chương 2, tác giả trình bày cụ thể những phương pháp nghiên cứu này, đó là các phương pháp liên quan đến việc thu thập và xử lý thông tin dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

Tác giả sử dụng phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu do việc nghiên cứu đề tài trong phạm vi chi nhánh, các thông tin không được công bố rộng rãi trên mạng thông tin như quy mô toàn hệ thống. Do vậy, để đánh giá thực trạng việc xử lý nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

Nguồn dữ liệu thứ cấp: là nguồn dữ liệu được tổng hợp từ các báo cáo tài

chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo tổng hợp khác trong giai đoạn 2016-2018 của BIDV Cầu Giấy. Các số liệu về bình quân ngành cũng như các chi nhánh khác của BIDV trên hệ thống được thu thập từ NHNN, VAMC,…

Trong luận văn, phần lớn tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, được lấy chủ yếu từ các sách báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước: thời báo kinh tế, báo cáo tài chính, tạp chí ngân hàng, website của NHNN, Bản tin điện tử nghiên cứu khoa học - Viện Chiến lược ngân hàng – NHNN, ...

Việc triển khai thu thập dữ liệu thứ cấp được tác giả triển khai theo ba bước: Bước 1 – Xác định loại thông tin cần có, có thể tiếp cận và liệt kê chi tiết những thông tin đó; Bước 2 – Tìm hiểu cách thức tiếp cận thông tin, yêu cầu lấy thông tin tới các đơn vị, đối tác có thể cung cấp; Bước 3 – Nhận dữ liệu và tổng hợp phục vụ quá trình phân tích.

hội của các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, tổng kết chuyên đề qua các năm và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được đề ra trong những năm tới của BIDV Cầu Giấy, BIDV Hội sở chính và các Chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội, trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu. Nguồn dữ liệu này được sử dụng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập cho tác giả. Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng cho nghiên cứu này là nguồn dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị.

Nguồn dữ liệu sơ cấp: bao gồm các thông tin, số liệu thu thập được từ việc

khảo sát thực tế tại BIDV Cầu Giấy và các Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi các cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro tại chi nhánh thông qua bảng câu hỏi điều tra. Ngoài ra, nguồn dữ liệu còn được thu thập từ việc sử dụng bảng hỏi đối với các cán bộ quản lý rủi ro tín dụng tại trụ sở chính BIDV mà quản lý trực tiếp các khoản tín dụng của chi nhánh.

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

a) Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu, số liệu

Phân tích là phương pháp phân chia trong thực tế hay trong ý nghĩ sự vật, hiện tượng, thuộc tính hay quan hệ thành các yếu tố cấu thành và nghiên cứu riêng lẻ chúng. Tổng hợp là phương pháp liên quan đến những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu. Phân tích được tiến hành trên hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả phân tích.

Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trước hết để đánh giá các bài nghiên cứu đã được công bố về những đề tài có liên quan đến bài nghiên cứu của tác giả, các tài liệu tham khảo về xử lý nợ xấu để hình thành khung lý thuyết cho bài nghiên cứu.

Sau khi thu thập được những thông tin định tính và số liệu cụ thể về mặt định lượng, tác giả tiến hành chọn lọc, phân tích và tổng hợp dữ liệu.

Từ các báo cáo kết quả hoạt động hàng năm, cân đối tài khoản của BIDV Cầu Giấy trong giai đoạn 2016-2018, tác giả tổng hợp thành từng bảng biểu, đồ thị để thuận tiện hơn trong công tác theo dõi và so sánh giữa các năm, xác định xu hướng tăng, giảm của các chỉ tiêu.

Phân tích các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận của nợ xấu và xử lý nợ xấu của NHTM, từ đó đưa ra khung lý luận cho luận văn.

Đánh giá thực trạng nợ xấu và hoạt động xử lý nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy, phân tích các chỉ tiêu: Mức giảm tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ, Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã cấu trúc/Tổng dư nợ xấu, Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng/Tổng dư nợ và Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng/Tổng dư nợ giai đoạn 2016-2018 của BIDV Cầu Giấy.

Phân tích thực trạng nợ xấu, các biện pháp chi nhánh đã triển khai nhằm xử lý nợ và kết quả hoạt động xử lý nợ xấu.

Tổng hợp từ những dữ liệu trong thực tế, phân tích, đánh giá, tìm ra những vấn đề còn vướng mắc cần khắc phục trong hoạt động xử lý nợ xấu tại chi nhánh. Phân tích những thành công và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế hoạt động xử lý nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy và tìm ra giải pháp tăng cường hoạt động xử lý nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy.

b) Phương pháp thống kê mô tả và phân tích số liệu thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày và hệ thống hóa số liệu dưới dạng sơ đồ, bảng biểu, qua đó phản ánh một cách tổng quát các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

Để phân tích số liệu thống kê mô tả, cần phải thực hiện các giai đoạn: Sắp xếp các dữ liệu thô vào các thứ bậc đã được đo lường; Tóm tắt dữ liệu và Áp dụng phương pháp phân tích để làm rõ các mối quan hệ tương hỗ và các ý nghĩa định lượng giữa các dữ liệu. Trong quá trình phân tích, có thể chia nhỏ những vấn đề lớn, phức tạp thành những mặt, yếu tố giản đơn hơn để dễ dàng tiếp cận nghiên cứu, thông qua đó có thể hiểu được những điểm chung nhất từ những yếu tố bộ phận.

Phương pháp phân tích thống kê mô tả là giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu thống kê, từ các biểu hiện về lượng, nêu lên một cách khái quát bản chất và tính

quy luật của các hiện tượng. Khi phân tích thống kê, người ta căn cứ vào các tài liệu báo cáo và điều tra đã được tổng hợp để tính toán các chỉ tiêu cần thiết, hiển thị các chỉ tiêu đó dưới dạng số liệu hoặc đồ thị, sau đó rút ra kết luận đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, từ đó đề xuất các phương án giải quyết vấn đề.

Phương pháp này được tác giả sử dụng để thu thập một số số liệu như: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng, tỷ lệ xóa nợ, tỷ lệ các khoản nợ đã cấu trúc,…

c) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng các số liệu cụ thể về vấn đề đang nghiên cứu để phân tích từng khía cạnh của vấn đề đó, từ đó so sánh các nhân tố liên quan, tương đồng ở các đối tượng. Mục đích của phương pháp là so sánh các hiện tượng nhằm tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra cách thức giải quyết. Cụ thể các dạng so sánh như sau:

So sánh số thực hiện kỳ này với kế hoạch đề ra của BIDV Cầu Giấy, xem xét xem BIDV Cầu Giấy có đạt mức kế hoạch đề ra không, so sánh với một số chi nhánh khác của BIDV trong cùng địa bàn Hà Nội để thấy kết quả hoạt động xử lý nợ xấu của BIDV Cầu Giấy, đạt hiệu quả cao hay thấp.

So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước. Phương pháp so sánh này giúp đánh giá xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu đã thực hiện có sự cải thiện hay xấu đi như thế nào? (Ví dụ như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích dự phòng, …năm 2018 so với 2017, 2016 có sự tăng giảm như thế nào).

So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng số chiếm tỷ trọng thấp hay cao. So sánh theo chiều ngang để thấy sự biến động về cả tuyệt đối và tương đối của một khoản mục nào đó qua các năm.

Cách thức xác định:

So sánh theo số tuyệt đối: phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kì gốc của chỉ

tiêu kinh tế. Phương pháp này nhằm xác định chỉ tiêu kinh tế đang biến động theo chiều hướng nào, tăng hay giảm bao nhiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó. Công thức: ∆A = A1– A0

∆A – phần chênh lệch của chỉ tiêu kinh tế A1 – giá trị chỉ tiêu năm phân tích

A0 – giá trị chỉ tiêu năm gốc

So sánh theo số tương đối: là kết quả của phép chia giữa phần chênh lệch của chỉ tiêu kinh tế kì phân tích so với kì gốc với trị số chỉ tiêu kinh tế kì gốc. Phương pháp này giúp xác định mức độ biến động (%) của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian xác định, nhằm so sánh mức độ biến động các chỉ tiêu qua các năm, từ đó tìm ra nguyên nhân của những biến động đó. Công thức xác định như sau:

Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần phải thỏa mãn các điều kiện sau: (1) đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, (2) đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính chỉ tiêu và (3) đảm bảo thống nhất các đơn vị tính chỉ tiêu.

Đây là một trong những phương pháp quan trọng được tác giả áp dụng để đưa ra những so sánh về các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của BIDV Cầu Giấy trong khoảng thời gian từ 2016-2018. Từ đó có cái nhìn tổng quan nhất, xác định rõ ràng tầm quan trọng của công tác nghiên cứu trong việc áp dụng vào thực tiễn ở thời điểm hiện tại.

d) Phương pháp điều tra, khảo sát

Đây là phương pháp nghiên cứu mà thông tin được thu thập từ mẫu nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi điều tra. Tác giả sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát về các giải pháp tăng cường hoạt động xử lý nợ xấu tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy.

+ Lựa chọn đối tƣợng khảo sát: 115 cán bộ thuộc các phòng Khách hàng

doanh nghiệp 1, Khách hàng doanh nghiệp 2, Khách hàng doanh nghiệp 3, phòng khách hàng cá nhân, phòng quản trị tín dụng, phòng quản lý rủi ro, tổ xử lý nợ và các cán bộ tín dụng thuộc các phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Bắc, Xuân La, Giang Văn Minh, Nghĩa Đô, trực thuộc BIDV

trực tiếp chi nhánh Cầu Giấy, tổng cộng có tất cả 150 đối tượng khảo sát.

Về trình độ chuyên môn: tất cả các cán bộ thuộc đối tượng khảo sát (phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng quản lý rủi ro, ban quản lý RRTD…) đều có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính – ngân hàng. Năng lực chuyên môn các các bộ tương đối đồng đều.

Về độ tuổi của cán bộ: đa số các cán bộ ngân hàng tuổi đời còn rất trẻ. Khoảng 88% cán bộ có tuổi đời từ 23-35 tuổi, số cán bộ có độ tuổi trên 35 đa phần nắm giữ các chức vụ quản lý. Độ tuổi giữa các cán bộ có sự chênh lệch không nhiều, vì vậy mức độ ảnh hưởng không lớn.

+ Phƣơng pháp khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát: Thu thập ý kiến thông

qua việc phát phiếu điều tra trực tiếp tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy và tại Ban quản lý RRTD – Trụ sở chính. Trong quá trình khảo sát, tác giả cũng thực hiện giải thích rõ ràng hơn những nhân tố nêu trong bảng hỏi để mọi người dễ dàng trả lời theo đúng mức độ quan trọng mà họ nhận thấy trong quá trình quản lý RRTD tại vị trí mà họ đang công tác. Hình thức này khá thuận tiện và dễ dàng thu được kết quả có thể sử dụng ngay cho việc thử nghiệm kết quả nghiên cứu. Bản khảo sát này được thực hiện liên tục trong 6 tháng, từ tháng 1/2018 đến hết tháng 6/2018.

+ Nội dung của khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát về các giải pháp tăng

cường hoạt động xử lý nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy.

+ Mục tiêu khảo sát: với mong muốn đề xuất những giải pháp tăng cường

hoạt động xử lý nợ xấu tại BIDV Cầu Giấy, tác giả đã đề xuất bảng hỏi khảo sát gửi đến các cán bộ tín dụng hiện đang công tác tại BIDV Cầu Giấy và các cán bộ thuộc Ban Quản lý RRTD trụ sở chính BIDV để ghi nhận các ý kiến về sự đồng tình với những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh.

+ Thiết kế bảng câu hỏi:

Bảng câu hỏi là một công cụ để thu thập dữ liệu, bao gồm tập hợp các câu hỏi và câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất định. Nó được coi là phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)