- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế lành mạnh, minh bạch, với sự phát triển của các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng là nhân tố ảnh hưởng rất mạnh” đến hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM. Một đất nước ổn định về chính trị, có quan hệ tốt đẹp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cũng như xuất nhập khẩu. Ngược lại, một đất nước bất ổn, biểu tình, đình công, khủng hoảng, bị cấm vận… thì nền kinh tế chắc chắn sẽ kiệt quệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành phần kinh tế và làm nợ xấu của Ngân hàng cũng gia tăng lên rất nhiều.
- Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của xã hội và có tác động lớn đến các thành phần kinh tế. Hành lang pháp lý cũng như hệ thống pháp luật phải hoàn chỉnh, “rõ ràng, thuận lợi và đủ mạnh thì sẽ góp phần làm minh bạch quy trình tín dụng, lành mạnh hoạt động của doanh nghiệp và NHTM, hạn chế RRTD phát sinh.” Khi cơ sở pháp lý hiện hành liên quan đến các hoạt động của NHTM đồng bộ, toàn diện và có các quy định pháp luật cụ thể sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho Ngân hàng trung ương cũng như các NHTM trong việc thực hiện các quyền lợi chính đáng của mình. Các văn bản pháp luật cần rõ ràng, việc một văn bản có nhiều cách hiểu sẽ gây ra tình trạng áp dụng luật không thống nhất đồng thời kéo dài thêm thời gian xử lý công việc. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện gây khó khăn và rủi ro pháp lý cho các NHTM nói chung và cán bộ xử lý trực tiếp nói chung. Ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ cũng như sự chỉ đạo của NHTM khi pháp luật chưa có quy định về những vấn đề liên quan. Sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật cũng là vấn đề rất lớn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công
việc. Một nội dung nhưng tại các văn bản khác nhau lại có quy định khác nhau gây khó khăn cho người thực hiện.
Đối với hoạt động quản lý nợ xấu, một trong những vấn đề đáng quan tâm là các văn bản quy phạm pháp luật về thu hồi nợ xấu cho Ngân hàng. Việc thu hồi nợ xấu cần được giải quyết nhanh chóng và dứt điểm. Các khó khăn, vướng mắc, bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành Ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác, nhất là liên quan đến xử lý TSBĐ không được kịp thời tháo gỡ sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của hệ thống các NHTM.
Ngoài ra, hiệu quả của hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật cũng ảnh hưởng đến hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng. Mặc dù đã có văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc có chỉ đạo từ cấp trên nhưng cán bộ thực hiện vẫn cố tình kéo dài thời gian, gây khó dễ cho Ngân hàng. Sự phối hợp không thống nhất giữa các cơ quan hoặc áp dụng cứng nhắc các quy trình, thủ tục cũng gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động xử lý nợ xấu nói riêng.
- Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên như thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, dịch bệnh. Đây là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM do sự biến đổi của môi trường tự nhiên đã gây ra sự hoạt động thất bại của khách hàng vay, nhất là các khoản cho vay nông nghiệp, dẫn đến nợ xấu phát sinh, làm suy giảm hoặc mất mát tài sản bảo đảm. Nguyên nhân này nằm ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của cả NHTM và các khách hàng vay. Đây là nguyên nhân gây ra rủi ro không thể tránh được, những mất mát do nguyên nhân này gây ra cần được sự sẻ chia của nhà nước, và của cả xã hội.