Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 83 - 85)

Chính phủ cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý nợ của ngân hàng đồng thời củng cố niềm tin vào hoạt động tín dụng thông qua việc tăng cường khả năng giám sát của NHNN; tăng cường công tác thanh tra, giám sát các TCTD trong việc thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập DPRR. Chính phủ cần hướng dẫn, ban hành các văn bản để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách đồng thời chỉ đạo các đơn vị ở địa phương hỗ trợ TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, kiến nghị Chính phủ các nội dung sau:”

Tạo lập thị trường mua bán nợ xấu

Từ kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia “cho thấy mua, bán nợ chính là một trong những biện pháp quan trọng để

thoát khỏi khủng hoảng. Khi xử lý được nợ xấu sẽ ổn định tài chính trong nước và nâng cao sức cạnh tranh cho các định chế tài chính. Việc phát triển thị trường mua - bán nợ là hướng đi tích cực vì nợ xấu cũng là một loại hàng hoá, đây là cách thức để tạo ra một hạ tầng trong xã hội để có điều kiện ứng phó với khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.” Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ cần thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm phát triển thị trường mua, bán nợ xấu, trong đó tập trung bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của VAMC, DATC và các công ty quản lý tài sản của Ngân hàng (AMCs);

- Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để vận hành thị trường mua, bán nợ xấu;

- Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát, công bố thông tin về nợ xấu; - Hình thành các tổ chức trung gian cho hoạt động mua, bán nợ xấu;

- Nâng cao năng lực hoạt động của các công ty mua, bán nợ chuyên nghiệp; - Mở rộng các chủ thể tham gia mua, bán nợ xấu trên thị trường (bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài);

- Cải tiến hạ tầng công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở nhà đầu tư, tiến tới xây dựng thị trường mua, bán nợ xấu thống nhất, đồng bộ với sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán phái sinh, từ đó góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.”

Sớm hoàn thiện dự thảo Luật tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu để trình Quốc hội xem xét ban hành

Các vướng mắc pháp lý hiện nay trong quá trình tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu hầu hết liên quan đến quy định tại các Luật nên để xử lý triệt để các bất cập, khó khăn, vướng mắc này thì cần ban hành Luật riêng mang tính chất đặc thù để xử lý các vấn đề đặc thù trong quá trình cơ cấu lại hệ thống TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu. Để tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu thực tiễn của sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới và khắc phục những khó khăn, hạn chế của các TCTD trong các giai đoạn

trước một cách hiệu quả, góp phần bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống TCTD cũng như nền kinh tế thì việc cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu theo hình thức ban hành Luật riêng về xử lý TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu là giải pháp quan trọng và cần thiết phải thực hiện. Vì vậy, Chính phủ cần khẩn trưởng đôn đốc các Bộ, ban nghành liên quan hoàn thiện Luật trình Quốc hội ban hành.

Đảm bảo môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định

Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng. “Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định hơn sẽ giúp cho các NHTM và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, từ đó tăng khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định về chính trị. Một môi trường chính trị ổn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá ổn định. Tuy nhiên, nhà nước cần tiếp tục duy trì tốt vấn đề này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, tạo một môi trường thuận lợi trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM. Như phương châm đề ra của Thủ tướng Chính phủ là xây dựng một Chính phủ kiến tạo. Từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tránh những biến động bất ngờ về kinh doanh, tránh được những rủi ro trong kinh doanh của NHTM.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP ĐTPT việt nam chi nhánh cầu giấy​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)